fbpx

Cuộc đời 13 vị vua triều Nguyễn ra sao?

Hình ảnh Cuộc đời 13 vị vua triều Nguyễn ra sao?

Triều Nguyễn – triều đại Phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt hơn 143 năm (1802-1945) với 13 đời vua Nguyễn. Thông thường các vua Nguyễn sau khi mất, bài vị được đưa vào thờ tại Thế Miếu, có Miếu hiệu ứng với tên của các đỉnh đồng đúc dưới thời Minh Mạng (1835), trừ các vua bị phế truất và các vua bị Pháp đày ra khỏi nước.

Riêng vua Dục Đức (phế đế) có Miếu hiệu Cung Tôn Huệ Hoàng đế là do con trai là vua Thành Thái truy phong, nhưng bài vị không được đưa vào thờ tại Thế Miếu. Các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vào năm 1959 đã được Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc làm lễ và đưa bài vị vào thờ tại Thế Miếu.Dưới đây là những ghi chép vắn tắt về 13 vua Nguyễn:

1. Gia Long hoàng đế (1802 – 1819)

Nguyễn Ánh lấy lại được Gia Định năm Mậu Thân (1788) tuy đã xưng vương mà chưa đặt niên hiệu riêng, vẫn dùng niên hiệu vua Lê. Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) lấy lại được toàn bộ đất đai cũ của các chúa Nguyễn, Nguyễn Vương Phúc ánh cho lập đàn tế cáo trời đất, thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu Gia Long năm thứ nhất. Lê Quang Định được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt Nam. Thế là năm Giáp Tý (1804) án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và nước ta có tên là Việt Nam. Năm Bính Dần (1806), Gia Long chính thức làm lễ xưng đế ở điện Thái Hòa và từ đây qui định hàng tháng cứ ngày rằm và mồng một thì thiết đại triều, các ngày 5, 10, 20 và 25 thì thiết tiểu triều.

Vua Gia long
Vua Gia long

Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn, Gia Long phải quyết định rất nhiều việc đặt nền móng cho vương triều có một địa bàn thống trị rộng lớn từ Bắc chí Nam. Để tránh lộng quyền, ngay từ đầu nhà vua bãi bỏ chức vụ Tể tướng. ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các Thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham tri, Tả hữu thị lang giúp việc. ở trong cung cũng vậy, nhà vua không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.

Quản lý một đất nước thống nhất kéo dài từ Lạng Sơn đến Hà Tiên đối với Gia Long lúc đó là hoàn toàn mới mẻ. Gia Long cho tổ chức lại các đơn vị hành chính từ trung ương xuống. Cả nước chia làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn; ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận; đất kinh kỳ đặt 4 doanh: Trực Lệ Quảng Đức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Cai quản Bắc thành và Gia Định thành có Tổng trấn và Phó tổng trấn. Mỗi trấn có Lưu trấn hay Trấn thư, cai bạ và ký lục. Trấn chia ra phủ, huyện, châu có tri phủ, tri huyện, tri châu đứng đầu. Đây là lần đầu trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy.

Quản lý đinh khẩu, ruộng đất và thế khóa áp dụng theo mẫu hình thời Lê sơ nhưng được thực hiện trên quy mô lớn hơn, có quy củ hơn. Đáng chú ý là việc làm sổ ruộng (địa bạ) dưới thời Gia Long được tiến hành nhất loạt, có quy mô toàn quốc. Các làng xã phải lập sổ địa bạ ghi rõ từng loại ruộng đất, diện tích, vị trí, công, tư… chép thành 3 bản nộp lên bộ Hộ. Bộ đóng dấu kiềm, lưu 1 quyển, tỉnh giữ 1, xã giữ 1. Năm năm làm lại địa bạ một lần. Đến nay còn lưu giữ khá đủ toàn bộ địa ba Gia Long của các trấn, doanh cả nước. Trên cơ sở điều tra kê cứu địa chí các địa phương. Cả nước gồm 4 địa hình sông núi, cầu quán, chợ búa, phong tục, thổ sản… năm Bính Dần (1806), vua Gia Long sai biên soạn và ban hành bộ “Nhất thống địa dư chí” gồm 10 quyển.

Năm ất Hợi (1815) bộ “Quốc triều hình luật” gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành.

Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Nhà nước đã bỏ tiền đào kênh thoát nước Thụy Hà và sông Vĩnh Tế tạo thuận lợi cho việc khẩn hoang. Những công trình lớn như sông Vĩnh Tế huy động sức người, sức của cả dânViệt và Chân Lạp dọc hai bờ có sông chạy qua. Việc trị thủy vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng được Gia Long chú ý ngay từ đầu. Năm Giáp Tý (1804), trên đường ra Bắc làm lễ thụ phong của nhà Thanh, Gia Long cũng nêu vấn đề đắp đê để sĩ phu Bắc Hà bàn luận. Mặc dù chưa nhất trí, nhà vua vẫn quyết định đắp đê. Thời Gia Long khối lượng đê, kè, cống được đắp nhiều nhất so với các triều trước.

Các tài liệu đi kèm nội dung "Cuộc đời 13 vị vua triều Nguyễn ra sao?"

...

Đây là nội dung độc quyền, để được xem nội dung này, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau để lấy mật khẩu nhé.

Bạn vào Google tìm từ khóa và tìm site , sau đó click giúp mình vào kết quả tìm kiếm để lấy password nhé, pass ở cuối bài viết phần Countdown.

Khi lấy được password rồi thì lại quay về đây nhập vào ô "Mật khẩu" ở trên để xem nội dung miễn phí.

Đối ngoại, triều Nguyễn một mặt tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần phục nhà Thanh, mặc khác lại tạo quan hệ đàn anh đối với Chân Lạp và Ai Lao. Đối với các nước phương Tây, từ chỗ dựa vào lực lượng của họ để giành thắng lợi chuyển sang lạnh nhạt. Năm Quí Hợi (1803), nước Anh xin mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn (Quảng Nam) bị nhà vua từ chối. Sĩ quan Pháp đã từng giúp vua được trọng đãi, chầu không phải lạy… Còn yêu sách khác của chính phủ Pháp đều bị khước từ. Năm Đinh Sửu (1817) tàu buôn Pháp tên là “La paix” (hòa bình) chở hàng sang bán nhưng là hàng không hợp thị hiếu người Việt Nam, phải trở về, miễn thuế. Đến khi tàu Cybèle vào Đà Nẵng đưa thư Hoàng đế (1787) (Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn ánh, có khoản Nguyễn ánh nhường cho Pháp cửa biển Đà Nẵng và đảo Côn Lôn). Gia Long kiên quyết bác bỏ viện lý rằng: Điều ước tuy đã ký nhưng thuở đó phía Pháp không thực hiện thì nay không buôn phương Tây song cũng không mời chào, khuyến khích hoặc có một chính sách tỏ ra chủ động, tích cực hơn.

Gia Long có hai vợ chính: thứ nhất là Thế tổ Thừa Thiên Cao hoàng hậu họ Tống, người huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, con gái Quí Quốc công Tống Phúc Khuông. Nguyễn Phúc ánh cưới bà làm vợ năm 18 tuổi, người cung kính, cẩn thận, có phép tắc lễ độ. Bà sinh được hai hoàng tử, con cả là Chiêu chết sớm; con thứ là Hoàng tử Cảnh từng theo Bá Đa Lộc làm con tin sang cầu viện Pháp rồi về nước được lập làm Thái tử, sau bị bệnh đậu mùa mất năm Tân Dậu (1801). Bà thứ hai là Thuận thiên Cao hoàng hậu họ Trần, người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt, được tiến vào hầu Nguyễn ánh từ năm Giáp Ngọ (1774), năm Kỷ Dậu (1789) được tấn phong là Tả cung tần, hiệu Nhị phi. Bà sinh được 4 hoàng tử: Nguyễn Phúc Đởm (sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mệnh); Nguyễn Phúc Đài (Kiến An vương); Nguyễn Phúc Hiệu (mất sớm), Nguyễn Phúc Thấn (Thiệu Hòa quận vương). Ngoài 6 người con với hai vợ chính đã kể trên Gia Long còn 7 người con trai với các bà khác, tổng cộng 13 hoàng tử 18 công chúa.

2. Minh Mệnh hoàng đế (1820 – 1840)

Vua húy là Hiệu, lại có tên là Đởm, sinh ngày 23 tháng giêng năm Tân Hợi (1789), là con thứ tư của vua Gia Long. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Hoàng thái tử Đởm lên ngôi vua, đặc quốc hiệu là Đại Nam, niên hiệu là Minh Mệnh, 30 tuổi.

Vua Minh Mệnh (Minh Mạng)
Vua Minh Mệnh (Minh Mạng)

Minh Mệnh có tư chất thông minh, hiếu học, năng động và quyết đoán. Từ khi lên ngôi, ông ra coi chầu rất sớm, xem xét mọi việc trong triều và tự tay “châu phê” rồi mới cho thi hành – Thuật ngữ “châu phê” bắt đầu có từ đây. Minh Mệnh muốn quan lại các cấp phải có đức độ và năng lực, nên khi mới lên ngôi đã đặt ra lệ mà về sau khó ai thực hiện nổi. Quan lại ở Thành, Dinh, Trấn, văn từ Hiệp trấn, Cai bạ, Ký lục, Tham hiệp; võ từ Thống quản cơ đến Phó vệ uý… ai được thăng điện; bổ nhiệm… đều cho đến kinh gặp vua trước khi nhậm chức để nhà vua hỏi han công việc, kiểm tra năng lực và khuyên bảo…

Minh Mệnh là người ham hiểu biết, thường khi tan chầu, nhà vua cho đòi một vài đại thần tới các việc kinh lý, hỏi sự tích đời vua, danh nhân và phong tục các nước xa lạ. Nhiều đêm vua thức xem chương, sớ đến canh hai canh ba mới nghỉ. Vua thường nói với triều thần:

– Lòng người, ai chả muốn yên, hay gì sinh sự để thay đổi luôn, nhưng lúc trẻ khỏe mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu, mỏi mệt hỏi mong làm gì được nữa. Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào.

Là người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Dựng Quốc Tử giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tị (1821), mở lại thi Hội thi Đình năm Nhâm Ngọ (1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm: các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi Hương; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội thi Đỉnh. Vua còn cho đặt đốc học ở Gia Định thành, dùng thầy giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam bộ. Minh mệnh thường nói:

– Người Gia Định vốn tính trung nghĩa nhưng ít học, do đó hay tức khí với nhau. Nếu được bậc đại nho túc học làm thầy dạy bảo cho điển lễ nhượng nhì dễ hóa làm thiện mà thành tài sẽ nhiều đó.

Thời đó, Gia Định chỉ có Trịnh Hoài Đức là có học, được vua rất tin dùng, cho làm Hiệp biện Đại học sĩ, làm Thượng thư bộ lại kiêm Thượng thư bộ Binh.

Minh Mệnh cho lập Quốc sử quán để biên soạn lịch sử dân tộc và các triều đại.

Trong việc dùng người, Minh Mệnh đặc biệt chú trọng đến học thức. Năm Nhâm Ngọ (1822), Lê Văn Liêm được Thự tiền quân Trần Văn Năng tiến cử làm Tri phủ Ninh Giang, bộ Lại đưa vào bệ kiến,vua xét hỏi, Liêm đáp là ít học, Vua nói:

– Tri phủ giữ chính lệnh trong một phủ, không học thì không rõ luật lệ, lỡ khi xử đoán sai lầm thì pháp luật khó dung, như thế là làm hại chứ không phải là yêu. Thế là Liêm không được bổ dụng. Nhà vua đã có lần công bố thuật dùng người rất chí lý:

– Nay dùng người không ngoài hai đường là khoa mục và tiến cử, người giỏi khoa mục không chắc đã giỏi chính sự. Nhưng cũng chưa có ai học nuôi con rồi sau mới lấy chồng. Chính sự cốt ở nuôi dân, muốn yên dân thì đừng nhiễu dân; làm quan phủ huyện không tham không nhiễu thì chính sự có khó gì đâu! Nếu không thế thì văn học dẫu nhiều há dùng làm gì?

Chế độ tiền lương cho quan lại cũng được quy định khá chi tiết, từ chánh Nhất phẩm đến tòng Cửu phẩm cách nhau chừng 18 bậc, tiền lương cũng chênh nhau khoảng 18 đến 20 lần. Ngoài ra, tri phủ, đồng tri phủ, tri huyện, tri châu còn có khoản tiền “dưỡng liêm” từ 20 đến 50 quan tùy theo cương vị khác nhau, nhà vua nghiêm trị bọn quan lại tham nhũng. Có viên quan không dùng thước để gạt thăng đong thóc thuế, thường dùng tay để dễ lạm dụng, biết chuyện nhà vua lập tức sai chặt tay tên quan lại đó.

Minh Mệnh rất quan tâm đến võ bị, đặc biệt là thủy quân. Ngay những năm đầu lên ngôi, vua đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của châu Âu và quyết tâm làm cho người Việt tự đóng được tàu theo kiểu Tây Âu và biết lái tàu vượt đại dương, các quy chế luyện tập thủy quân, khảo sát vị trí bờ biển, hải cảng cũng được chú ý. Hàng năm, nhà vua thường phái nhiều tàu vượt biển sang các nước và các cảng lớn vùng biển Đông như Jakarta, Singapore, Malaysia… để bán hàng, mua hàng, luyện tập đi biển và xem xét tình hình các nước. Minh Mệnh đã cho hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc bộ lập hai huyện mới Kim Sơn và Tiền Hải. Công cuộc khai hoang và thủy lợi ở Nam Bộ cũng được đẩy mạnh. Minh Mệnh đã thử nghiệm giải pháp bỏ đê phía Nam Hà Nội… đào sông thoát lũ Cửu An (Hưng Yên)…

Trên cơ sở đã có từ thời Gia Long, nay Minh Mệnh củng cố và hoàn thiện hơn bộ máy quản lý đất nước: đặt nội các trong cung điện để khi cần, vua hỏi han và làm giấy tờ; biểu sắc, chế cáo năm Kỷ Sửu (1829); đặt cơ mật viện năm Giáp Ngọ (1834) dùng 4 đại thần, đeo kim bài để phân biệt chức vị. Cơ mật viện cùng vua bàn bạc và quyết định những việc quan trọng nhất. Năm Tân Mão (1831), Minh Mệnh cho tiến hành cải cách hành chính trên quy mô lớn, chia cả nước ra làm 31 tỉnh. Từ đây, tỉnh là đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước có cương vực và địa hình khá hợp lý. Mỗi tỉnh có Tổng đốc, Tuần phù, Bố chính, án sát để trông coi công việc. Các châu miền núi dựa theo đơn vị hành chính thống nhất với miền xuôi.

Tuy vậy, dưới thời Minh Mệnh, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra với nhiều loại khác nhau. Nông dân nghèo nổi lên chống quan lại nhũng nhiễu, hà khắc như Phan Bá Vành ở đồng bằng Bắc Bộ. Cựu thần nhà Lê như Lê Duy Cương nổi lên chống lại triều đình. Các tù trưởng người thiểu số như Nông Văn Vân hoặc họ Quách ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa… Minh Mệnh phải cử Trương Minh Giảng, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ cầm quân đi đánh giặc.

Về đối ngoại, Minh Mệnh đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh. Lễ thụ phong của nhà vua ở thành Thăng Long được tổ chức cực kỳ trọng thể. Ngày 10 tháng 10 năm Tân Tỵ (1821), nhà vua dẫn đầu một đoàn tùy tùng có 1.782 người gồm Hoàng thân, bá quan văn võ và 5.150 lính (tổng cộng 6.932 người) rời Phú Xuân ra Thăng Long để nhận sắc phong của “thiên triều”. Hành trình kéo dài 33 ngày đêm. Đoàn người đông đúc đó phải nằm chờ ở Thăng Long mãi từ khi sứ Thanh đến và xong lễ. Thủ tục đón tiếp và chiêu đãi sứ Thanh diễn ra hết sức chu đáo và long trọng.

Đối với các nước phương Tây, nhà vua lại tỏ ra lạnh nhạt và nghi kỵ. Chính sách thụ động như vậy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Minh Mệnh còn là người được ghi nhớ nhiều bởi phép đặt tên đôi rất độc đáo.

Gia Long đã quy định cách viết tộc phả nhà Nguyễn: con cháu Nguyễn Hoàng vào Nam thì chép theo họ tôn thất Nguyễn Phúc; con cháu của Nguyễn Hoàng ở Bắc và các chi trước Nguyễn Hoàng ở Thanh Hóa thì thuộc về công tính họ Nguyễn Hựu. Năm Quí Mùi (1823), Minh Mệnh đã nghĩ đến chuyện tránh tranh chấp trong nội bộ hoàng gia, đảm bảo để nghiệp lâu dài cho mình và con cháu. Vua tìm ra phép đặt tên đôi khá chặt chẽ và tế nhị dễ chấp nhận đối với các hoàng tử ruột thịt. Vua đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó có bài “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi”. Mỗi bài 20 chữ, chữ có nghĩa tốt và uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp sau kể từ Minh Mệnh.

“Đế hệ thi” có 20 chữ như sau:

Miên, Hường, Ung, Bữu, Vĩnh

Bảo, Quý, Định, Long, Tường

Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật

Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai Minh Mệnh đều phải có tiền từ “miên”, thêm sau tên do gia đình đặt, đến lượt mình mọi con trai của thế hệ “Miên” đều phải có tên bắt đầu bằng “Hường” thêm sau tên do gia đình đặt; mọi trai của thế hệ “Hường” lại lấy tiền từ “Ưng” thêm sau tên do gia đình đặt… cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ “đế hệ” 10 bài “Phiên hệ” cũng theo nguyên tắc trên. Mục đích việc này nhằm từ đây chia các hoàng tử vua Gia Long ra làm hai hệ: đế hệ và phiên hệ. Đế hệ được kế thừa đế nghiệp, phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ đế hệ. Khi ban bố cách đặt tên này, Minh Mệnh nói: Trẫm không dàm so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tính nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, được hưởng 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn! Cùng năm ban hành phép đặt tên này, 23 hoàng tử của vua Minh Mệnh thảy được đổi tên lấn Miên đứng đầu: Miên Tông, Miên Định, Miên Nghi, Miên Hoành, Miên An…

Từ đó trở đi, hễ sinh thêm Hoàng tử, đầy 100 ngày phải làm lễ “bảo kiến” (ẵm đến ra mắt vua) chiếu theo “đế hệ thư” mà cho tên. Có tên mới chấm dứt dùng tên cũ.

Triều Nguyễn đã thực hiện bài “đế hệ thư” đến chữ thứ 5 – “Vĩnh” thì bị cuộc cách mạng tháng Tám 1945 lật đổ.

Minh Mệnh có rất nhiều vợ, số chính xác thì chưa thấy có tài liệu nào nói đến, nhưng căn cứ vào câu thơ của Minh Mệnh: “Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dâng” (một đêm ngủ với năm vợ thì 3 vợ có thai) và theo sử sách, nhân có năm trời làm hạn hán, nhà vua cho rằng trong thâm cung có quá nhiều cung nữ khí uất tắc mà nên, nhà vua bèn cho thả ra 100 người. Với sinh hoạt như vậy và một lúc dám thải ra 100 người thì rõ ràng số cung nữ thường xuyên ít nhất cũng gấp bốn năm lần! Số liệu chính xác về con Minh Mệnh là 78 hoàng nam, 64 hoàng nữ, tổng cộng 142 người.

Trị vì 21 năm, Minh Mệnh lo toan công việc thường như một ngày, sức làm việc phải nói là đáng ngạc nhiên! Mọi phê bảo, dụ chỉ, chế cáo đều tự tay vua viết ra với số lượng không nhỏ. Không những thế, khi rỗi rãi, ông còn làm thơ viết văn. Vua còn để lại 5 tập thơ và 2 tập văn.

Tháng 12 năm Canh Tí (1840), ốm nặng, vua cho vời Hoàng tử, các thân công và cơ mật viện đại thần Trương Đăng Quế vào hầu. Vua dụ Trương Đăng Quế rằng:

– Hoàng tử Trường Khánh Công, lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi, nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng hết sức giúp rập, hễ việc gì chưa hợp lộ, ngươi nên dẫn lời nói của ta mà can gián. Xong, nói với Hoàng tử trưởng:

– Trương Đăng Quế thờ ta đến nay đã 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức của triều đình, ngươi nên đãi ngộ một các trọng hậu, hễ nói gì phải nghe, bày mưu kế gì phải theo… Nói rồi vua mất, thọ 55 tuổi. Miếu hiện là Thánh tổ.

3. Thiệu Trị hoàng đế (1841 – 1847)

Trong số rất nhiều vợ của Minh Mệnh, có bà vợ cả họ Hồ, con gái lớn của công thần Hồ Văn Bôi, quê huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa. Hồ Văn Bôi đã có công theo giúp vua Gia Long từ buổi đầu. Gia Long và bà Nhị phi đã chọn kỹ và cưới cô gái họ Hồ về làm vợ Hoàng tử Đởm. Là người trang kính, chín chắn, thận trọng, hiền hòa, trinh nhất… được Minh Mệnh hết lòng yêu kính, phong là Thuận đức Thần phi. Bà sinh Hoàng thái tử Dong được 13 ngày thì mất. Hoàng tử Dong được các cung nữ khác nuôi nấng. Năm Quí Mùi (1832), theo phép đặt tên của đế hệ. Hoàng tử Dong có tên mới là Miên Tông. Miên Tông là con trưởng trong số 78 hoàng tử của Minh Mệnh nên được nối ngôi. Tháng giêng năm Tân Sửu (1841) Miên Tông lên ngôi ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Thiệu Trị, vừa đúng 34 tuổi.

Vua Thiệu Trị
Vua Thiệu Trị

Thiệu Trị hiền hòa, không hay bày việc. Vả chăng, mọi quy chế đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mệnh, Thiệu Trị giữ nếp cũ, chỉ răm rắp làm theo lời di huấn của cha thôi. Bầy tôi cũ từng giúp Minh Mệnh nay vẫn là vây cánh, chân tay của Thiệu Trị như Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uốn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp… Thời kỳ cầm quyền ngắn ngủi của Thiệu Trị chỉ đủ để giải quyết một số hậu quả để lại từ thời Minh Mệnh.

Thứ nhất là khắc phục hậu quả của giải pháp bỏ đê ở Bắc Bộ. Vào năm Quí Mùi (1883), sau nhiều cố gắng củng cố và hoàn thiện hệ thống đê điều ở Bắc Bộ mà vẫn lụt lội, Minh Mệnh mạnh dạn áp dụng giải pháp “đào sông thay đê”. Vua cho phá bỏ đê điều vùng trũng phía nam Hà Nội, khơi đào sông thoát lũ vùng Hải Dương, Hưng Yên nhưng vô hiệu. Theo ý nguyện thần dân địa phương, Thiệu Trị lại cho đắp đê, đập chắn ngang cửa sông Cửu An. Việc thứ hai là giải quyết vấn đề Chân Lạp. Cuối đời Minh Mệnh, thành Trấn Tây là mối lo cần giải quyết. Trương Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ… Đem quân đánh dẹp mãi không yên. Vì thế ngay năm đầu lên ngôi, triều quan như Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang. Vua nghe theo, xuống chiếu bãi binh. Trương Minh Giảng về đến An Giang thì mất. Tháng 6 năm ất Tỵ (1845), Chân Lạp bị Xiêm chiếm đóng, đáp lời cầu viện của Chân Lạp, triều đình lại cử binh sang buộc tướng Xiêm là Chất Tri ký hòa ước rồi hai nước cùng bãi binh. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uốn rút quân về đóng ở Trấn Tây. Năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đơn sai sứ sang dâng biểu và cống phẩm. Tháng Hai Đinh Mùi (1847) triều đình Nguyễn phong Nặc Ông Đơn là Cao Miên quốc vương và Mỹ Lâm quận chúa, Cao miên quận chúa. Lại xuống chiếu cho quân thứ ở Trấn Tây rút về An Giang. Từ đó, Chân Lạp lại có vua và phía Tây Nam bắt đầu yên dần.

Vấn đề thứ ba là quan hệ với phương Tây. Khi Thiệu Trị lên cầm quyền thì việc cấm đạo có nguôi đi ít nhiều. Một số giáo sĩ bị bắt giam từ trước tại Huế, bị kết án tử hình nay được tự do nhờ sự can thiệp của hải quân Pháp. Năm Đinh Mùi (1847) Pháp sai một đại tá, một trung tá và cho tự do tín ngưỡng. Đang trên bàn thương lượng thì Pháp dùng đại bác bắn đắm tàu thuyền của Việt Nam neo đỗ bên cạnh rồi chạy ra bể. Trước sự kiện đó, Thiệu Trị vô cùng tức giận, ban thêm sắc dụ cấm người ngoại quốc giảng đạo và trị tội người trong nước đi dạo. Sau đó, tháng 9 năm Đinh Mùi (1847), Thiệu Trị bị bệnh rồi mất, ở ngôi được 7 năm, thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiếu tổ chương hoàng đế, có 54 người con (29 hoàng tử và 25 hoàng nữ).

4. Tự Đức hoàng đế (1848 – 1883)

Vua húy là Thì, tên đặt theo đế hệ là Hồng Nhậm, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (1829), con thứ hai của Thiệu Trị. Mẹ họ Phạm, con gái thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng, người huyện Tân Hòa (Gia Định). Tháng Giêng năm Thiệu Trị thứ 3, năm Quí Mão (1843) Thì 14 tuổi, được phong làm Phúc Tuy công, lấy vợ là con gái Vũ Xuân Cẩn. Khi ấy Yên phong công Hồng Bảo tuy đã lớn nhưng là con của vợ thứ lại ít học, chỉ ham vui chơi. Ngược lại, Hồng Nhậm nhân hiếu, thông sáng và chăm học, được vua cha rất yêu quí, bảo có nhiều tính giống mình nên có ý truyền ngôi cho. Hồng Nhậm, vì thế thường được vua gọi vào chầu riêng để dạy bảo. Tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), Hồng Nhậm lên ngôi ở điện Thái Hòa, lấy niên hiệu là Tự Đức, 19 tuổi. Vì cho con ít tuổi nối ngôi, nên Hồng Nhậm và Hồng Bảo tranh chấp nhau. Bảo thua, sau bị chết.

Vua Tự Đức
Vua Tự Đức

Tự Đức ốm yếu, phải luôn sống tại cung điện Huế, trừ mỗi năm hai lần nghỉ hè và nghỉ đông ở cửa biển Thuận An. Suốt đời vua chỉ đi xa một chuyến, đó là dịp phò giá vua cha ra Bắc nhận lễ thụ phong của nhà Thanh ở Thăng Long năm 1842, khi đó mới 13 tuổi. Chính vì kém sức khỏe nên khi lên ngôi, sứ thần sang nhà Phú Xuân làm lễ phong vương cho Tự Đức. Có những lần đích thân vua phải đứng làm chủ tế nhưng mệt lại phải sai Xuân thọ công Miên Định hoặc An phong công Hồng Bảo làm thay. Cũng chính vì lý do trên mà vua ít sát dân tình, ngày càng trở nên quan liêu, mệnh lệnh. Bù lại sự yếu kém sức khỏe, Tự Đức lại rất thông minh và có tài văn học. Vua thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo, xem sách đến khuya. Có thể nói Tự Đức là một trong những người uyên bác nhất thời đó và là môn đồ tích cực của Khổng học.

Lẽ dễ hiểu Tự Đức là người con rất có hiếu. Cũng mới lên nối ngôi, Tự Đức đã làm tang vua cha cực kỳ cẩn thận, trang trọng, tốn kém. Vua từng truyền phán.

– Sửa sang tang nghi là việc lớn, dẫn hợp cả tài lực của bốn bể năm châu cũng chưa dám cho là xa xỉ.

Vua cũng rất có hiếu với mẹ là Từ Dụ. Vua tự quy định ngày lẻ thì thiết triều, ngày chẵn vào chầu thăm mẹ. Như vậy, mỗi tháng vua ngự triều 15 lần, thăm mẹ 15 lần! Khi đến với mẹ thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thăm sức khỏe, rồi cùng mẹ bàn luận kinh sách và sự tích xưa nay, nhất là chính sự. Từ Dụ là người thuộc nhiều sử sách, biết nhiều chuyện cổ kim. Hễ mẹ nói gì là vua ghi ngay vào sổ nhỏ gọi là “Từ huấn lục”. Trải 36 năm ở ngôi, vua duy trì đều đặn nề nếp ấy, chỉ trừ lúc đau yếu. Chuyện kể rằng Tự Đức không thích gì hơn là đi săn để giải trí ngoài việc chính sự. Một hôm rảnh việc, vua đi săn tại vườn Thuận Trực gặp mưa lũ, không về kịp giỗ Thiệu Trị. Từ Dụ nóng ruột sai người đi đón. Thuyền ngự về đến bến, trời còn mưa to mà nhà vua liền ngồi kiệu trần đi thẳng vào cung lạy xin chịu tội. Từ Dụ ngồi xoay mặt vào trong, không thèm nói nửa lời. Tự Đức lấy roi mây dâng lên trát kỷ rồi tự nằm xuống xin chịu đòn. Từ Dụ tha cho mới đứng dậy.

Hằng năm đến kỳ nghỉ ở Thuận An, Tự Đức hay đi cùng mẹ. Xem thế đủ biết bà mẹ có ảnh hưởng lớn đến chính sự của nhà vua!

Tự Đức có dáng vẻ một nho sĩ, không cao không thấp, trạc người bậc trung, hơi gầy, mặt hơi dài, cằm nhỏ, trán rộng mà thẳng, mũi cao mà tròn, hai con mắt tinh và hiền. Vua thường mặc quần áo màu vàng, chít khăn vàng và đi giày cũng màu vàng, không ưa trang sức và cũng không muốn cung nữ đeo đồ nữ trang, chỉ lấy sự sạch sẽ làm đẹp. Nhà vua siêng năng việc chính sự, sáng 5 giờ đã tỉnh giấc, 6 giờ đã ra triều. Vì thế, những buổi thiết triều, các quan cũng phải dậy sớm, thắp đèn ăn cháo để vào triều cho kịp. Vua thường ngự triều tại điện Văn Minh, bên tả bên hữu vu. Khi vua ra, thái giám tuyên triệu triều quan, các quan đều mặc áo thụng xanh, đeo bài ngà, quan văn bên hữu, quan võ bên tả… Bái mạng xong, bộ nào có việc thì tâu quỳ tại chỗ. Cạnh quan tấu có quan Nội các ghi chép lời vua ban. Các buổi thiết triều kéo dài đến chín mười giờ.

Lúc không thiết triều, vua làm việc ở chái Đông điện Cần Chánh: Nhà vua ngồi làm việc một mình, có vài thị nữ đứng hầu, mài son, châm thuốc hoặc để truyền việc. Triều quan không được vào chỗ ngự tọa, mọi việc lớn, nhỏ, nhà vua phải tự xem. Phiếu sớ từ các nơi gởi về nội các, được xếp vào trát tấu sự, đưa cho giám, giám đưa cho nữ quan dâng vua. Vua xem xong, giao lại nội các, Nội các giữ bản chính có châu điểm, châu phê, sao lục gửi các bộ, nha thi hành. Những phiếu tấu có chữ “châu phê” của Tự Đức còn lại cho thấy nhà vua đã tốt chữ mà văn lại hay. Có nhiều tờ tấu, vua phê dài hơn cả lời tâu. Xem như thế, rõ ràng vua rất chăm chỉ và cẩn thận việc chính sự.

Tự Đức trị vì đất nước trong bối cảnh gặp nhiều thử thách sống còn. Nhà vua thiếu tính quyết đoán, phải dựa vào triều thần bàn việc, mà triều thần tuy có người thanh liêm và có thực quyền như Trương Đăng Quế song lại bảo thủ. Trên thế giới, khoa học và công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thế mà đình thần quanh vua chỉ chăm lo việc văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì lấy Nghiêu Thuấn, Hạ, Thương Chu xa xưa làm gương, tự vỗ ngực là văn minh, chê thiên hạ là ngoại dị. Vì thế, Tự Đức cấm buôn bán ngày càng gay gắt hơn. Đến khi Gia Định đã rơi vào tay Pháp, nhà vua hỏi đến việc Phú quốc cường binh thì triều thần không đưa ra được kế sách gì. Cũng có những người đã đi ra ngoài du học hoặc được tiếp xúc, có cách nhìn mới, muốn thay đổi, cải cách như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ (1866), Đinh Văn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)… dâng điều trần xin nhà vua cải cách mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự… theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng và các nước phương Tây. Đình thần hoặc cho là nói càn, bàn nhảm hoặc cho là không hợp thời thế hoặc còn để hỏi xem các tỉnh và làm từ từ…

Năm Mậu Dần (1878), xem báo “Hương Cảng tân văn”, thấy bàn đến việc chấn hưng đất nước phải thông thương và chống lại bảo thủ, đúc súng, đóng tàu, cử người học tiếng nước ngoài, nhà vua muốn cho thi hành, bảo viện cơ mật xem xét rồi tâu lên. Viện cơ mật cho rằng thông thương, học tiếng, đóng tàu… thật là cấp thiết nhưng người Tây dương quán tất phải dần dần, làm ngay một lúc, thực khó được như ý, rồi còn phải chờ kỳ tiến công nhà Thanh năm tới, xem sao rồi liệu sau… Tự Đức xem lời tâu, dụ rằng:

– Xét việc thì nên cẩn thận và suy nghĩ cho chín, nhưng cũng nên làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến là thoái vậy!

Vua phê chuẩn việc học tiếng nước ngoài, sức cho làm ngay. Tháng 11 năm Mậu Dần (1878), cùng với sứ bộ sang Xiêm có một số thanh niên do Hồ Khắc Hài dẫn đầu sang học tiếng Xiêm.

Nhận ra và làm đến lúc đó đã là quá chậm, thế nhưng quần thần vẫn chần chừ, ngại cải cách, nếu có làm, lại dè dặt, nửa chừng… Triều đình chia thành hai phe: chủ chiến và chủ hòa. Những người chủ chiến dù rất anh dũng nhưng chiến đấu trong điều kiện quá chênh lệch về lực lượng, vũ khí nên cuối cùng bị thất bại.

Năm Nhâm Ngọ (1882), triều đình cử Thượng thư bộ Hình Phạm Thận Duật đi sứ Thiên Tân (Trung Quốc) cầu viện nhà Thanh đánh Pháp. Trung Quốc đang bị các nước phương Tây xâu xé, chẳng những không cứu được mà còn muốn nhân dịp này chiếm các tỉnh phía Bắc nước ta. Ngày 16/6 năm Quí Mùi (1883), Tự Đức mất, trị vì được 36 năm, thọ 55 tuổi. Triều đình Huế phải ký hòa ước Quí Mùi (1883) rồi hòa ước Patơnốt (1885), đất nước bị chia làm 3 kỳ chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp.

Tự Đức lấy vợ từ năm 14-45 tuổi và sau đó còn lấy thêm 103 vợ nữa, nhưng đến năm 35 tuổi vẫn chưa có con, mặc dù đã chạy chữa bằng mọi giá, cầu tự khắp đền chùa có tiếng trong nước, thậm chí nhà vua còn hạ cố lấy một phụ nữ đã qua một đời chồng, có con mà vẫn “vô hậu”. Nhà vua phải nuôi lấy 3 người con các anh mình làm con nuôi: Ưng Chân, Ưng Kỷ và Ưng Đường. Di chúc nhà vua viết: “Trẫm nuôi sẵn ba con, Ưng Chân cố nhiên là học lâu trưởng thành, chính danh đã lâu, nhưng mặt hơi có tật, giấu kín không rõ ràng, sợ sau không sáng, tính lại hiếu dâm, cũng rất là không tốt, chưa chắc đương nổi việc lớn. Nhưng nước cần có vua nhiều tuổi, đương lúc khó khăn này không dùng hắn thì dùng ai? Sau khi Trẫm muôn tuổi, nên cho Quốc công Ưng Chân nối nghiệp…” Về sau, Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết là các phụ chính đại thần mưu bỏ vua này lập vua khác gây ra thảm kịch trong triều Nguyễn sau khi Tự Đức mất.

5. Dục Đức (làm vua ba ngày)

Trước ngày đăng quang, Dục Đức bàn với ba đại thần phụ chánh là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Trần Tiến Thành sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu tại lễ lên ngôi. Cả ba vị phụ chính đều đồng ý. Ngày hôm sau, khi Trần Tiến Thành đọc đến đoạn ấy, hạ giọng xuống hầu như không ai nghe rõ, thì Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết nổi giận bảo Nguyễn Trọng Hợp đọc lại rồi chia quân túc vệ canh gác trong ngoài thành thật nghiêm ngặt và bắt gọn 10 người thân tín của vua nối ngôi trong đó có Nguyễn Như Khuê.

Vua Dục Đức
Vua Dục Đức

Hai hôm sau, tại buổi thiết triều có đông đủ hoàng thân và đình thần, Nguyễn Văn Tường đứng lên tuyên cáo phế truất Dục Đức vì bốn tội:

Cắt bớt một đoạn trong di chiếu của vua cha

Tự tiện đưa một giáo sĩ vào hoàng thành

Mặc áo màu xanh trong khi để tang vua cha

Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha.

Dục Đức bị tống giam tại một phòng kín vừa được cấp tốc xây lên ngay trong biệt điện mình. Dục Đức bị đối xử như một tù nhân thường. Nhờ người lính gác thương tình chủ cũ, hàng ngày đút cho một nắm cơm và một chiếc áo cũ thấm nước, vắt ra uống, Dục Đức sống thoi thóp được gần một tháng thì chết, xác vùi trên một quả đồi, không quan tài và không ai được đi đưa tang.

Hơn 20 năm sau, con trai thứ 7 tức Thành Thái lên làm vua, Dục Đức mới được khôi phục lại đế hiệu và tôn là “Cung tôn huệ hoàng đế”.

6. Hiệp Hòa (6.1883-11.1883)

Tên thật là Hồng Dật, con thứ 29 và là con út của Thiệu Trị, sinh tháng 9 năm Thiệu Trị thứ 7 tức năm Bính Ngọ (1846). Năm ất Sửu (1865) Tự Đức 18 tuổi được phong Văn Lãng công. Tự Đức thứ 31 tức năm Kỷ Mão (1879) được tấn phong Lãng Quốc công.

Vua Hiệp Hòa
Vua Hiệp Hòa

Tháng 6 năm Quý Mùi (1883) phế xong Dục Đức, theo ý của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, được ý chỉ của Từ Dụ Hoàng Thái Hậu, triều đình cử một phái đoàn ra Kim Long rước Lãng Quốc công vào Đại Nội để chuẩn bị làm lễ đăng quang. Lãng Quốc công khóc mà nói rằng: Tôi là con út của tiên đế, tư chất tầm thường, không dám nhận ngôi vua. Phái đoàn vừa phải năn nỉ vừa dùng vũ lực mới đưa được Hồng Dật vào Cấm thành. Thế là hai hôm sau Lãng Quốc công trở thành vua Hiệp Hòa.

Hiệp Hòa lên nối ngôi, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cậy công tôn lập nên thâu tóm mọi quyền hành, không thèm đếm xỉa gì đến vua. Hiệp Hòa ghét lắm, muốn tước bớt quyền lực của họ. Vua đã kiên quyết điều Tôn Thất Thuyết từ bộ Binh sang bộ Lại. Làm vua được bốn tháng thì Hiệp Hòa nhận được mật sớ của hai người thân tín là Hồng Phi (Tham tri bộ Lại, con trai Tùng Thiện Vương) xin giết hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

Hiệp Hòa phê vào sớ: “Giao cho Trần Khanh (Trần Tiến Thành) phụng duyệt”, bỏ sớ vào tráp giao thái giám Trần Đại đem đến nhà Trần Tiến Thành ở chợ Dinh Ông. Việc bại lộ, Tôn Thất Thuyết cùng với Nguyễn Văn Tường bàn cách phế truất Hiệp Hòa. Họ cho mời các đại thần đến họp kể tội Hiệp Hòa và Trần Tiến Thành, Hồng Phi và Hồng Sâm có âm mưu dựa vào quân Pháp giết hại hai đại thần phụ chính, với chứng cứ hẳn hoi (tờ mật sớ): Sau ép các quan ký vào tờ sớ đòi phế truất Hiệp Hòa xong, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cung Diên Thọ xin ý chỉ của Hoàng thái hậu đồng thời cho người dẫn 50 lính vào điện Càn Thành bắt Hiệp Hòa phải tự xử mình theo lệ “Tam ban triều điển” dành cho các đế vương, khanh tướng phạm tội tử hình.

Đang đêm khuya nhà vua mới biết có sự biến, hỏi đến trực hầu, thì chỉ có một vài thái giám. Vua sai thái giám Trần Đạt đem chiếu nhường ngôi tới và xin được trở về phủ cũ. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giả vờ nhận lời, cho người đem võng đưa vua và cung phi về phủ cũ ở xã Phú Xuân xong lại bí mật dặn riêng Ông ích Khiêm và Trương Văn Đễ đón ở cửa Hiểu Nhân, chặn đường đưa vua đến nhà Hộ Thành, ép uống thuốc độc tự vẫn.

Riêng Trần Tiến Thành, cáo ốm nằm ở nhà cũng bị lính đến giết chết ngay đêm ấy. Đó là một ngày mùa Đông (29.11.1883). Hiệp Hòa làm vua được 4 tháng, chết 36 tuổi, giao cho phủ Tôn nhân chôn cất theo nghi thức Quốc công.

7. Kiến Phúc (12.1883-8.1884)

Húy là Hạo, tự là Ưng Hỗ, lại có tự là Ưng Đăng, con nuôi thứ 3 của Tự Đức, sinh ngày 2 tháng Giêng năm Canh Ngọ (1870). Năm lên hai, (1871) vì Tự Đức không có con, Hạo được kén vào cung, sung làm Hoàng thiếu tử, do học phi Nguyễn Thị Chuyên nuôi dưỡng. Từ nhỏ Hạo đã sớm hiểu biết, ôn hòa, lặng lẽ và sạch sẽ, cẩn thận lời nói và việc làm. Vì thế, Tự Đức rất khen và tỏ ý yêu dấu khác thường. Mùa thu năm Nhâm Ngọ (1882) được tới nhà đọc sách gọi là Dưỡng Thiệu đường và được vua sai kèm cặp đạo làm vua. Trong di chiếu, Tự Đức tỏ ý muốn nhường ngôi nhưng vì nhỏ tuổi (mới 14 tuổi) đành thôi.

Vua Kiến Phúc
Vua Kiến Phúc

Tự Đức mất, Hoàng thiếu tử ra ngoài thành, ở nhà Quan xá ngoài của Vụ Khiêm. Mờ sáng ngày 30.11 năm Quý Mùi (1883) được quần thần đón về điện Quan Canh ở sở Tịch Điền. Thấy người đến đón, Hoàng tử sợ hãi, quân lính phải ôm lên võng khênh đi. Đến nơi, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường báo là xin lập lên làm vua. Hoàng tử trả lời:

– Ta còn bé, sợ làm không nổi

Hai phụ chánh nói:

– Tiên đế (tức Tự Đức) đã có ý ấy nhưng chưa kịp làm. Nay là mệnh trời, vậy xin nghĩ đến tôn miếu xã tắc làm trọng.

Xong họ truyền lệnh họp triều thần lại tôn lập vua mới. Thế là ngày 1/12 năm Quý Mùi (1883), Dưỡng Thiện (Ưng Đăng) lên nối ngôi, niên hiệu là Kiến Phúc.

Từ ngày Kiến Phúc lên ngôi thế lực bà Học Phi ngày càng lớn. Nguyễn Văn Tường đã nhận ra điều này và hết sức tranh thủ cảm tình của bà. Dịp may đã đến với Nguyễn Văn tường khi nhà vua bị bệnh đậu mùa. Bà Học Phi ngày nào cũng ở cạnh vua còn bé bỏng của mình từ mờ sáng đến nửa đêm. Thế là phụ chính Nguyễn Văn Tường tối nào cũng vào chầu Hoàng đế và Hoàng mẫu, có khi đến nửa đêm mới về. Trước thái độ quá ân cần và có chiều lả lơi của Nguyễn Văn Tường với bà mẹ nuôi, Kiến Phúc đã tỏ thái độ hết sức khó chịu. Có lần thiu thiu ngủ, nghe được câu chuyện giữa hai người, vua liền quát: “Khi nào lành bệnh rồi tao sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi”. Tường nghe được bèn xuống thái y viện lấy thuốc pha chế đưa cho Học Phi. Theo lời khuyên của dưỡng mẫu Kiến Phúc đã uống thuốc đó tới sáng hôm sau thì qua đời.

Ngay chiều hôm đó, tại buổi thiết triều bất thường, Nguyễn Văn Tường tuyên cáo Kiến Phúc đã băng hà vì bệnh tình biến chuyển đột ngột và đưa em ruột là Ưng Lịch lên nối ngôi.

Kiến Phúc làm vua được 8 tháng thì mất, mới 15 tuổi.

8. Hàm Nghi (8.1884-8.1885)

Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, em ruột Kiến Phúc. Sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi và được đưa lên ngôi ngày 1/8 năm Giáp Thìn (1884). Lúc đó, hòa ước Giáp Thân (6.6.1884) đã được ký kết. Lễ đăng quang của Hàm Nghi không được Nam triều thông báo cho Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ, vì thế Rê-na không thừa nhận vua mới. Chúng yêu cầu mời các đại thần cơ mật sang tòa Khâm sứ để bàn định nghi thức gặp gỡ giữa vua Hàm Nghi và đại diện tối cao của chính phủ Pháp song Tôn Thất Thuyết từ chối. Tướng Đờ Cuốc-xy dọa sẽ đem quân sang bắt. Trước tình thế không thể trì hoãn, nửa đêm 7/7 năm ất Tị (1885) Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công bất ngờ vào đồn Mang Cá và đồn Pháp cạnh tòa Khâm sứ. Quân Nam đánh rất hăng hái, song vũ khí quá thô sơ và giao liên non kém nên chỉ mấy giờ sau, bị thất bại. Kinh thành Huế thất thủ. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tập hợp tàn quân chực sẵn ở cửa Chương Đức, vào cung vua và tam cung chạy khỏi Hoàng thành xa giá ra Quảng Trị. Đạo Ngự có hơn ngàn người, phần đông là các đại thần, ông hoàng bà chúa, già có, trẻ có, đi kiệu, đi ngựa, và đi bộ. Hoàng tử Chánh Mông cưỡi ngựa vì chạy nhanh, tiền vàng trong người rải khắp dọc đường. Có bà chúa ôm con khóc sướt mướt trên kiệu. Hàm Nghi ngồi kiệu lâu, kêu mệt, phải chuyển sang nằm võng.

Vua Hàm Nghi
Vua Hàm Nghi

Qua hai ngày đi đường, đoàn ngự ra đến Quảng Trị – Tỉnh quan Quảng Trị ra ngoài thành rước nhà vua và tam cung vào ngự ở hành cung. Chiều 8/7/1885 theo lệnh của Từ Dụ trở lại Huế gồm các hoàng thân và quan lại già yếu hoặc nặng gánh gia đình cùng phụ nữ yếu đuối. Một đoàn theo vua ra Tân Sở xây dựng căn cứ chống Pháp. Căn cứ Tân Sở nằm trên cao nguyên miền Trung, phía Tây là Lào, Đông là trảng cát khô cằn tỉnh Quảng Trị. Đây là vùng khí hậu khắc nghiệt, cây cối thưa thớt cằn cỗi, mùa hè gió Lào mù mịt, nóng như thiêu đốt. Sau ba ngày ở Tân Sở, Hàm Nghi đòi Tôn Thất Thuyết cho người đưa về Huế. Song trước thái độ kiên quyết của Tôn Thất Thuyết, nhà vua dần dần hiểu ra và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu Cần vương với ý thức trách nhiệm rất rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng dậy cầm vũ khí chống Pháp. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương, đã tìm cách bắt cho được Hàm Nghi để dẹp phong trào từ đầu não. Dùng kế phản gián, thực dân đã lừa bắt được Hàm Nghi, tại căn cứ ở Hà Tĩnh, đưa xuống thuyền đưa về Huế ngày 14.11 năm Mậu Thân (1888). Bấy giờ vua mới 17 tuổi. Pháp tìm mọi cách thuyết phục Hàm Nghi cộng tác, làm bù nhìn song đều bị nhà vua thẳng thắn khước từ:

– Tôi, thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa.

Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi an trí tại An-giê (thủ đô Angiêri, thuộc địa của Pháp). Tại đây, Hàm Nghi được đến ở biệt thự thuộc làng Enbia, ngoại ô An-giê. Lúc đầu, nhà vua tẩy chay không chịu học tiếng Pháp. Về sau nghĩ lại, nếu không học thì khó mà hiểu được văn hóa Pháp và thế giới, nhà vua đã học và biết nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ Pháp. Hiểu sâu sắc về văn chương, mỹ thuật Pháp, sau trở thành một họa sĩ có tài. Dù vậy, về nhà vua vẫn giữ nguyên tập tục dân tộc: đầu búi tó, quần the, áo dài Việt Nam.

Hội họa, âm nhạc và một gia đình nhỏ gồm 1 vợ và một con gái đã giúp Hàm Nghi khuây khỏa phần nào nỗi đau của người dân mất nước, của một ông vua bị đi đày xa.Vua đã sống ở An-giê 47 năm, thọ 64 tuổi.

9. Đồng Khánh (10.1885-12.1888)

Sau khi đày Hàm Nghi, thực dân Pháp bàn với đại thần cơ mật Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bình lập Kiến Giang quận công làm vua mới.

Vua Đồng Khánh
Vua Đồng Khánh

Kiến Giang quận công tên thật là Ưng Đường, sinh 12/1 năm Giáp Tí (1864) con trưởng của Kiến quốc công Hồng Cai, mẹ là Bùi Thị. Năm ất Sửu (1865) lên 2, được đưa vào cung làm con nuôi thứ 2 của Tự Đức. Năm Quí Mùi (1883) được sắc phong là Kiến Giang quận công. Ngày 19/9 năm ất Tị (1885) dưới quyền bảo trợ và quyết định của Giám quốc người Pháp, Ưng Đường được lập lên làm vua lấy hiệu là Đồng Khánh. Ngay từ đầu, vua đã trở thành công cụ trong tay người Pháp. Lễ rước vua mới từ Phu Văn Lâu vào điện Càn Thành do Đờ Cuốc-xy và Săm pô dẫn đầu. Dọc đường rước vua đi qua có lính Pháp bồng súng và lính Nam vác gươm giáo đứng bảo vệ. Lên ngôi, Đồng Khánh không quên ơn người đã tạo dựng cho mình nên ban liền ba đạo dụ phong Đờ Cuốc-xy tước “Bảo hộ quân vương”, phong Sâm pô tước “Bảo hộ công” và tướng Oa-rơ-nô tước “Dực quốc công” Đồng Khánh còn nhờ Đờ Cuốc-xy chuyển tới tổng thống Pháp bức điện thư cảm ơn nước Đại Pháp đã hết lòng vun trồng cho mình và cam đoan sẽ mãi mãi giữ trọn tình giao hảo giữa hai nước. Từ đó, ngày nào, vua cũng tiệc tùng với các quan chức cao cấp Pháp, nhất là sau khi đã cưới con gái Nguyễn Hữu Độ.

Đồng Khánh càng thân Pháp thì phong trào Cần Vương chống Pháp càng lan rộng khắp nơi. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận: “Chưa hề ở xứ nào, thời nào có một ông vua bị thần dân oán ghét như vua bù nhìn Đồng Khánh!” Đồng Khánh cũng tự thú nhận: “Không đời nào tôi có thể tin rằng Hà Tĩnh Quảng Bình trung thành với tôi, vì hai tỉnh ấy có nhiều sĩ phu quá!”

Song đời làm vua của Đồng Khánh không được lâu, ngày 25/12 năm Quí Mùi (1888), Đồng Khánh chết bệnh tại chính định Càn Thành (Huế), 25 tuổi, ở ngôi 3 năm, có 9 người con (6 năm, 3 nữ).

10. Thành Thái (1.1889 – 7.1907)

Sáu người con trai của Đồng Khánh đều còn quá nhỏ.Vâng ý chỉ của Lưỡng Tôn Cung (Nghi thiên chương Hoàng hậu – vợ Thiệu Trị và Lê Thiên anh Hoàng hậu – vợ Tự Đức) triều đình đón người con thứ 7 của Dục Đức (đã bị phế truất) là Hoàng tử Bửu Lân khi đó mới 8 tuổi lên làm vua.

Vua Thành Thái
Vua Thành Thái

Chuyện kể rằng: khi triều quan đến nhà rước Hoàng tử vào hoàng thành làm lễ đăng quang thì mẹ là Từ Minh đi vắng. Ông hoàng bé bỏng run sợ, nói:

– Các ông đến làm chi? Bắt tôi à? Các ông muốn làm chi thì làm nhưng phải đợi ả tôi (mẹ tôi) về đã.

Khi Từ Minh về, biết chuyện con mình bị bắt đi làm vua, bà òa khóc, nghẹn ngào nói:

– Lạy các quan! Xin các quan tha cho mẹ con tôi! Tôi không bao giờ quên cái chết vô cùng thê thảm của chồng tôi (tức vua Dục Đức). Tôi cũng không quên rằng các vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc đều đã bị giết và vua Hàm Nghi thì bị đi đày.

Sau một hồi khuyên giải của hàng xóm có mặt lúc đó. Từ Minh mới để cho người ta bế con lên kiệu rước đi. Sau đó 3 giờ, chú bé Bửu Lân trở thành hoàng đế Thành Thái.

Thành Thái thông minh, lên 4 – khi vua cha bị truất đã phải sống ở ngoài thành với bà con lao động, chia sẻ gian khổ với những người nghèo khó trong cảnh nước mất nhà tan. Vì thế, làm vua, tuy mới 10 tuổi, Thành Thái đã sớm có ý thức về quốc sự và rất ham hiểu biết. Vua thích đọc các tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, Thành Thái có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Song mọi dự định cách tân đất nước của vua đều bị thực dân Pháp ngăn chận.

Khâm sứ Pháp lo ngại một điều là Thành Thái rất gần dân, thương dân và hay vi hành. Có một lần Thành Thái đi chơi bộ trên cầu Gia Hội, sắp gặp một người vác tre. Quân lính vội chạy lên trước, dẹp đường, Vua bảo:

– Cứ để cho người ta đi! Mình dân không phải là dân, vua không phải là vua, tại sao dẹp người ta ?

Nhiều chuyến săn bắn ở Cổ Bỉ (cách Huế khoảng 30km) vua thường ghé vào chơi các làng dọc sông Bồ. Vào làng, vua cho trải chiếu ngồi giữa đất, dân làng bu lại xem. Nếu lính đuổi, vua không cho và hỏi dân muốn gì? Dân bảo muốn xem bắn, vua liền giương súng bắn cho họ xem.

Khâm sứ Pháp và quần thần Nam triều xu nịnh rất muốn truất ngôi của Thành Thái để thay bằng một vua bù nhìn khác. Họ phao tin, nhà vua bị điên để hạ uy thế. Khâm sứ Lê-véc-cơ rất tức tối sau nhiều lần nhà vua không làm theo ý hắn. Ngày 29/7/1907, Lê-véc-cơ nói thẳng với vua: Nhà vua không thành thật công tác với chính phủ bảo hộ thì nay mọi việc đều do Hội đồng thượng thư tự quyết đoán. Nhà vua đã hết quyền hành và không được ra khỏi nơi Đại Nội dành riêng cho vua.

Ngày 3/9/1907, triều thần được lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị với lý do sức khỏe không đảm bảo, xin tự nguyện rút lui. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái nhếch mép cười, khi ghi ngay hai chữ “phê chuẩn”, quay lưng đi vào.

Ngày 12.9.1907 thực dân Pháp cho áp giải vào Sài Gòn rồi đưa đi quản thúc tại Cáp Xanh Giắc cơ (Cap saint Jacques), đến năm 1916 thì đày ra đảo Rê-uy-ni-ông (Réunion) cùng với con là Duy Tân.

Như vậy Thành Thái làm vua được 18 năm, phế truất năm 28 tuổi. Sau 31 năm bị đày, năm 1947, ông được phép trở về Tổ quốc nhưng buộc phải ở Sài Gòn để Pháp dễ bề kiểm soát. Mãi đến tháng 3 năm 1953, thực dân Pháp mới cho ông về thăm lăng tẩm cha mẹ, ông bà ở Huế sau lại phải trở vào Sài Gòn. Thành Thái mất tại Sài Gòn ngày 24/3/1954. Con cháu đưa ông về chôn ở Huế, thọ 74 tuổi.

11. Duy Tân (1907-1916)

Gạt xong Thành Thái, thực dân Pháp định dùng con của Thành Thái là Hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên làm vua để dễ bề thao túng. Chúng không ngờ được rằng vị vua trẻ này còn có thái độ chống lại kiên quyết và tích cực hơn vua cha.

Vua Duy Tân
Vua Duy Tân

Từ khi còn nhỏ, vua đã có những việc làm và lời nói cương nghị, chống Pháp rất quyết liệt. Có lần, ngồi câu trước bến Phu Văn Lâu cùng với thầy học là Nguyễn Hữu Bài, vua ra vế đối:

“Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần”

Nguyễn Hữu Bài đối lại:

“Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó”.

Mặt đượm buồn, vua nói: hóa ra thầy là người cam chịu bó tay trước số mạng. Theo ý trẫm, sống như thế thì buồn lắm. Phải có ý chí vượt gian khổ, khó khăn để tiến lên thì mới sống có ý nghĩa.

Cuối năm 1916, được một tổ chức cứu nước giúp đỡ, Duy Tân đã bí mật gặp hai nhà chí sĩ Việt Nam Quang phục hội (Phan Bội Châu chủ xướng) là Trần Cao Vân và Thái Phiên bàn mưu khởi nghĩa đánh Pháp. Vua đã chủ động tham gia và quyết định đẩy ngày khởi nghĩa lên sớm hơn để khỏi lỡ thời cơ. Không may, bị lộ, nhà vua bị giặc Pháp bắt tại một ngôi chùa Quảng Ngãi ngày 6/5/1916 cùng nhiều chiến sĩ cứu nước khác. Giặc dụ dỗ, Duy tân khẳng khái trả lời:

– Nếu các người dùng bạo lực bắt ta thì cứ bắt, còn ta, nhất định không về!

Toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ vua trở lại ngai vàng. Nhà vua bình thản trả lời.

– “Các ngài muốn buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp”.

Không chấp nhận được, toàn quyền Pháp lệnh cho Khâm sứ đưa Duy Tân vào tạm giữ ở đồn Mang Cá và giao cho Nam triều trong 1 tuần phải thuyết phục được nhà vua thay đổi chính kiến. Cuối cùng, không chịu khuất phục thực dân Pháp và tay sai, Duy Tân đã bị lưu đày sang đảo Rêuyniông.

Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều bị chém đầu.

Theo vua đi đày có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Hoàng quế phi Mai Thị Vàng và em ruột là Mệ Cưởi mới 12 tuổi. Lúc theo chồng lên đường Bà Mai Thị Vàng đã có mang 3 tháng và bị sẩy thai. Sau hai năm ở đảo Rêuyniông, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bị đau ốm luôn, mẹ, vợ và em vua cùng nhau trở về Tổ quốc. Năm 1925, Duy Tân đã gửi thư về cho hội đồng tộc kèm giấy ly hôn bà Mai Thị Vàng, xin Hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác, lúc đó, bà mới 27 tuổi, nhưng cương quyết thủ tiết với chồng.

Sau khi đã ly dị bà Vàng, Duy Tân đã lấy một người phụ nữ địa phương, từ 1929 đến 1939, sinh được 4 con, 3 trai 1 gái. Rồi không rõ bà vợ này đã chết hay bỏ nhau, cựu hoàng lại lấy một người ở thủ đô Xanh Bơ noa và sinh được một gái.

Trong chiến tranh chống phát xít 1939-1945, Duy Tân tình nguyện gia nhập quân đội của “nước Pháp tự do” và khi đồng minh chiến thắng, ông được giải ngũ với hàm thiếu tá không quân. Việc làm này của ông bị vua cha là Thành Thái phản đối kịch liệt. Tháng 10 năm 1945, Duy Tân chấp thuận lời đề nghị của tổng thống Pháp Đờ Gôn trở về Việt nhưng bị tai nạn máy bay và mất trên đường đi thăm vợ con ở đảo Rêuyniông, thọ 46 tuổi.

12. Khải Định (1916-1925)

Khải Định tên thật là Bửu Đảo còn gọi là Hoàng thân Phụng Hóa, con Đồng Khánh, sinh năm 1884. Từ 1907, sau khi phế truất Thành Thái, thực dân Pháp định đưa Bửu Đảo lên ngôi vua để nối tiếp dòng vua bù nhìn Đồng Khánh. Khi giải quyết vấn đề này, nhiều đình thần tỏ ý không muốn đặt lên ngai vàng một người “vô hậu” (tuyệt tự). Pháp đành phải chấp nhận Duy Tân. Duy Tân bị đi đày, Pháp đưa Bửu Đảo lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định, 32 tuổi.

Vua Khải Định
Vua Khải Định

Đây là một ông vua bù nhìn mạt hạng. Nhân dân Huế đã truyền miệng câu ca phổ biến về Khải Định:

“Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,

Nghề này thì lấy ông này tiên sư”

Tháng 4/1922, trước ngày sang Pháp dự hội chợ Mác-xây, Khải Định cho làm lễ sắc lập Nguyễn Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng thái tử. Ngay sau khi trở thành người kế vị, Vĩnh Thụy 10 tuổi, được trao cho Khâm sứ Sác-lơ mang về Pháp đào tạo.

Ngày 20/5/1922, Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Mác-xây. Đây là lần đầu tiên, một ông vua triều Nguyễn sang nước ngoài. Sự kiện này giúp thực dân Pháp tô vẽ cho công cuộc chinh phục và khai hóa của họ ở thuộc địa. Chuyến đi của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm lật tẩy bộ mặt phản dân hại nước của hắn trước công luận Pháp. Đáng chú ý hơn cả là những bài báo đanh thép của Nguyễn ái Quốc cùng vở kịch “Con rồng tre” được công bố, biểu diễn tại Pháp và bản “Thất điều trần” của Phan Chu Trinh.

Tháng 9/1924, Khải Định tổ chức lễ tứ tuần đại kháng (mừng thọ tuổi 40) rất lớn và tốn kém. Hầu hết các tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ phải gửi tặng phẩm về mừng vua. Sau lễ mừng thọ này, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định chỉ lệnh tăng thêm 30% thuế.

Tứ tuần đại khánh được 1 năm thì Khải Định qua đời ngày 6/11/1925, lễ tang kéo đến 31/1/1926.

Khải Định có 12 vợ nhưng vô sinh. Đông cung thái tử Vĩnh Thụy là con của người khác, được vua nhận làm con mình. Vì thế, lúc Vĩnh Thụy còn nhỏ và đang tu nghiệp tại Pháp, người ta đã thay bằng một một hội đồng phụ chính có sự can thiệp của Toàn quyền Đông Dương.

13. Vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại (1926-1945)

Khải Định qua đời, Toàn quyền Đông Dương và hội đồng phụ chính đã ký một bản “qui ước” ghi rõ: trong khi vua còn ở nước ngoài, Hội đồng phụ chính được quyền thay mặt điều hành mọi việc triều đình, đồng thời từ nay chỉ những lệ định có liên quan đến điển lệ, ân thích, ân xá, tặng phong các hàm tước, chức sắc… thì do hoàng đế ban dụ. Mọi việc khác đều thuộc quyền nhà nước Bảo hộ. Văn bản này còn sáp nhập ngân sách Nam Triều vào ngân sách Trung Kỳ và mọi cuộc họp bàn của Hội đồng thượng thư phải do Khâm sứ Trung Kỳ chủ tọa. Như vậy là bằng văn bản trên, thực dân Pháp đã hoàn toàn thâu tóm mọi quyền lực của Nam Triều ngay cả trên địa bàn Trung Kỳ. Triều đình Huế chỉ còn là bộ máy tay sai do thực dân trả lương mà thôi.

Vua Bảo Đại
Vua Bảo Đại

Sau 10 năm đào tạo ở “Mẫu quốc”, ngày 16/8/1932, Bảo Đại về nước. Ngày 10/9/1932, Bảo Đại ra đạo dụ số 1 tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Nam triều. Văn bản này hủy bỏ “quy ước” ngày 6/11/1925 lập ra sau khi Khải Định mất. Năm sau (1933), Bảo Đại cho ban hành hàng loạt chính sách cải cách, thực chất chỉ là hình thức mị dân mà thôi.

Bảo Đại có một thú vui duy nhất là đi săn ở vùng cao nguyên miền Trung, nghỉ ngơi với mỹ nữ tại Đà Lạt cùng nhiều danh lam thắng cảnh khác. Do xếp đặt của thực dân Pháp, ngày 20/3/1934, Bảo Đại cưới con gái một điền chủ Nam kỳ, mang quốc tịch Pháp, theo đạo thiên chúa, tên là Mariette Jeanne Nguyễn Thị Hào, tức Nguyễn Hữu Thị Lan. Cuộc hôn nhân này càng khép chặt Bảo Đại hơn nữa vào vòng tay khống chế của Pháp. Đây là trường hợp duy nhất một ông vua nhà Nguyễn lập Hoàng hậu khi đương ngôi: Nam Phương hoàng hậu.

Ngày 30/8/1945. Sau 80 năm nô lệ, quần chúng cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Hồ Chủ tịch, dấy lên như vũ bão, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ở cửa Ngọ Môn, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính quyền cách mạng, và tuyên bố “làm công dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Sau đó, công dân Vĩnh Thụy được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho chính phủ Lâm thời mới thành lập. Năm 1946, trong chuyến đi cùng phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang TrungQuốc, Bảo Đại đã ở lại nước ngoài. Tháng 4/1949 lại được đưa về nước tham chính nhưng Bảo Đại lại bị Ngô Đình Diệm lật đổ. Tháng 10/1956, Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong. Để quên đi quãng đời hoạt động chính trị cay đắng, Bảo Đại đã tự giam mình 10 năm ròng (1956-1966) trong một ngôi nhà vùng Alsace, miền Đông nước Pháp, giữa những cánh rừng châu Âu, lấy săn bắn và suy ngẫm làm thú vui và giết thời gian. Về sau ông lấy vợ nữa, bà Mô-ních (Monique Baudot). Bà là người phụ nữ Pháp rất hâm mộ và am hiểu văn hóa Việt Nam.

Năm 1972 họ sang sống ở Hồng Kông, sau lại trở về sống tại quận 16, thành phố Paris. Cuộc sống của họ thanh bạch, không kẻ hầu người hạ và rất bình yên. Cuối đời ông bà Vĩnh Thụy đã lập ra hội cứu trợ các thuyền nhân và đấu tranh chống bọn buôn lậu đồ cổ của cố đô Huế. Đây là cuộc tình cuối cùng của Bảo Đại.

Như vậy từ thuở các vua Hùng dựng nước, đến vị hoàng đế cuối cùng – Bảo Đại trị vì, nước ta trải hơn 4000 năm lịch sử với những thăng trầm của hơn 20 triều đại, các ông hoàng, bà chúa.

Năm 1945 cách mạng tháng Tám thành công – vị hoàng đế cuối cùng thoái vị, chấm dứt thời kỳ phong kiến tập quyền lâu dài, lịch sử Việt Nam lật sang trang mới – hình thành một nhà nước Việt Nam-Độc lập – Dân chủ.

Nguồn: Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương

Tài liệu thuyết minh du lịch ❤️

Trường hợp phát hiện ra nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng comment xuống bên dưới để chúng tôi sửa. Nếu bạn muốn đăng tải bài thuyết minh của riêng mình lên website hãy gửi vào email linhnaedu@gmail.com cho chúng tôi. Cảm ơn sự đóng góp của bạn!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể bấm vào nút để chuyển sang Zalo hoặc liên hệ theo số 0981 055 166

Để được tư vấn về chương trình

3864

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và chat trên điện thoại

Bấm để chat với 0981055166

Một email chứa nội dung bài viết này sẽ được gửi cho bạn hoặc ai đó do bạn chỉ định

Tiêu đề:

Email:

GỬI BÀI VIẾT NÀY QUA EMAIL ĐỂ CÓ THỂ XEM LẠI BẤT CỨ LÚC NÀO

Scroll to Top