
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ THÀNH PHỐ
Nằm bên tay phải chúng ta là nghĩa trang liệt sĩ thành phố, đây là nơi yên nghỉ của các chiến sĩ hy sinh trong hai cuộc trường chinh chống Pháp, chống Mỹ và trên chiến trường Campuchia. Nằm trên ngọn đồi không tên với diện tích 3 ha được xây dựng từ 1984 đến 04/1987 thì hoàn thành do kiến trúc sư Vũ Đại Hải thiết kế.
Với hình ảnh người mẹ Việt Nam cao sừng sững ôm trọn 10.000 đứa con thân yêu đã ngã xuống cho Tổ Quốc. Điêu khắc gia Nguyễn Hải đã gửi tặng cho người dân TPHCM .
CÔNG VIÊN VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
Qua nhiều ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa quý báu tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh kiên cường của các thế hệ người VIệt Nam để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc.
Thế nhưng các di tích lịch sử và công trình văn hóa của đất nước nằm trải dài từ Bắc đến Nam không phải ai cũng có điều kiện đến được; cho nên việc xây dựng và thể hiện những cột mốc lịch sử và văn hóa dân tộc ở một địa điểm tương đối tập trung là rất cần thiết cho việc giáo dục, phát huy truyền thống dân tộc và tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước, giới thiệu văn hóa Việt Nam với nước ngoài.
Dự án Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quỵết định số 298/TTg ngày 08-5-1997. Đây là một công viên văn hóa có chọn lọc và sinh động những truyền thuyết, những sự kiện lịch sử và công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hóa các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng … phù hợp với sự phát triển phong phú, đa dạng về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mục đích xây dựng
Căn cứ Quyết định số 298/TTg ngày 08/05/1997 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu xây dựng Công viên lịch sử văn hoá dân tộc được xác định :
- Làm điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân nhất là cho thế hệ trẻ ( ở trong nước và đồng bào ở nước ngoài về thăm quê hương), góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu văn hoá Việt Nam với nước ngoài, tăng cường tính phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố.
- Tạo một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng; góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của Thành phố; giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch và công trình văn hoá tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hoá các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng … phù hợp với sự phát triển phong phú và da dạng của thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm
Cách trung tâm Thành phố 27km về hướng Đông Bắc, gần các khu công nghiệp,thương mại, dịch vụ của vùng tam giác thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.
Diện tích đất sử dụng 408 ha, trong đó 381 ha thuộc quận 9, Tp. HCM và 27 ha thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; được quy hoạch thành 4 khu chức năng.
Khu Cổ Đại
Diện tích 84,15 ha
- Khu Cổ Đại có diện tích (84,15ha) tái hiện thời cổ đại Thượng cổ – Văn minh sông Hồng, thời Hùng Vương cho đến Ngô Quyền (938 sau công nguyên) với các nội dung xây dựng chính:
- Khu tưởng niệm các vua Hùng
- Khu tái hiện thời đại Văn hóa Sơn Vi; Hòa Bình; truyền thuyết về người giao chỉ.
- Khu tái hiện sinh hoạt Văn hóa Bắc Sơn, Phùng Nguyên.
- Khu tái hiện văn minh sông Hồng, nước Văn Lang.
- Khu thể hiện các truyền thuyết: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích Trầu Cau,Bánh Dày Bánh Chưng, Thánh Gióng …
Khu tái hiện tình cảnh nhân dân và các cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Khúc Hạo đến Ngô Quyền.
Quan trọng nhất trong khu vực này là Khu tưởng niệm các Vua Hùng với công trình trung tâm là Đền tưởng niệm các Vua Hùng. Đây là một trong 12 công trình và chương trình trọng điểm của Tthành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai xây dựng với mục đích là:
Nơi tôn nghiêm để tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nơi thiêng liêng để nhân dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên, hướng về cội nguồn.
Nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, khơi dậy tình cảm về nguồn, lòng tự hào dân tộc.
Khu Trung Đại
Diện tích 29,19 ha
Khu Trung Đại có diện tích (29,19ha) tái hiện các chiến công và những sự kiện lịch sử thời Đinh, Lê, Lý, Trần đến thời Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (Thế kỷ 10 – thế kỷ 18) với các nội dung xây dựng chính:
Khu vực tái hiện thời Đinh – Lê -Lý
Khu vực tái hiện thời Nhà Trần
Khu vực tái hiện triều đại Hồ Quý Ly
Khu vực tái hiện thời Lê Lợi – Nguyễn Trãi
Khu vực tái hiện thời Mạc – Trịnh – Nguyễn
Khu vực tái hiện thời Tây Sơn
Khu Cận – Hiện Đại
Khu Cận – Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:
Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 – 1858
Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 – 1930
Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất
Khu Sinh Hoạt Văn Hóa
Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.
- Bảo tàng lịch sử tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
Là một bảo tàng trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 và được triển khai đầu tư xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Khu rừng Trường Sơn
Giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Tổ chức giao lưu văn hóa và sinh hoạt lễ hội của các dân tộc. Tái hiện rừng Trường Sơn tổ chức các loại sinh hoạt vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Công viên Điện ảnh
Giới thiệu nền điện ảnh Việt Nam từ ngày mới thành lập đến nay. Tổ chức trường quay và các dịch vụ về điện ảnh phục vụ các đoàn làm phim trong và ngoài nước.
- Khu Làng hoa – du lịch tắm bùn khoáng
Giới thiệu chuyên ngành hoa kiểng của thành phố, trưng bày, giao dịch, mua bán các giống hoa kiểng và hoa quả nhiệt đới Việt Nam. Tổ chức khu nghĩ dưỡng với loại hình tắm bùn khoáng nóng
- Khu Công viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình
- Khu du lịch sinh thái Cù lao Bà Sang
Xây dựng trên Cù lao Bà Sang với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn và các loại hình vui chơi giải trí đặc thù vùng sông nước Nam bộ.
- Khu vui chơi giải trí dọc Sông Đồng Nai
Tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ… phục vụ khách tham quan, du lịch.
- Khu bảo tồn chùa Hội Sơn thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông
- Khu bảo tồn chùa Bửu Long thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông
Khu Cận – Hiện Đại
Diện tích 35,92 ha
Khu Cận – Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:
Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 – 1858
Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 – 1930
Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất
Khu Sinh Hoạt Văn Hóa
Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng
Sáng 10-5, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài đã đi tìm hiểu và chỉ đạo việc thực hiện dự án Khu tưởng niệm các vua Hùng và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong Khu công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc tại phường Long Bình, quận 9.
Sau khi nghe báo cáo tình hình, Chủ tịch Lê Hoàng Quân ghi nhận những nỗ lực của Ban quản lý công viên và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Theo đó, UBND TPHCM cho phép chỉ định thầu những công việc đòi hỏi chuyên ngành nghệ thuật cao để đẩy nhanh tiến độ thi công. Phải hoàn thành công việc xây lắp, lắp đặt trang thiết bị, trang trí nội ngoại thất của đền chính vào tháng 12-2008. Đầu tháng 2-2009 hoàn thành phần văn bia, câu đối liễn (GS Vũ Khiêu đã nhận lời góp ý về nội dung); liên hệ với Đền Hùng Phú Thọ về việc nhận trống đồng (phiên bản), đất Tổ, bát nhang, cây cọ; chuẩn bị bài văn tế và mời chủ tế cho buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào năm 2009. Sở VH-TT thực hiện tập sách và bộ phim giới thiệu về công trình này.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu giải quyết dứt điểm việc giải phóng mặt bằng đúng luật định, chú ý tái định cư và nhận con cháu của người dân ở địa phương vào làm việc tại công viên. Hướng tới, công viên cần khai thác, tổ chức các loại dịch vụ, cung ứng cây xanh, hoa kiểng, huy hiệu Đền Hùng, các sản phẩm lưu niệm… để lấy thu bù chi. Từ năm 2010, công viên phải thu hút khoảng 10 triệu khách/năm.
NGÃ BA TÂN VẠN
Trước mặt chúng ta là ngã ba Tân Vạn , nếu rẽ trái vào 500m là khu du lịch Bình An nơi nghỉ ngơi cuối tuần cho dân thành phố. Với khung cảnh thoáng mát hữu tình, có hồ nước, nhiều khu vui chơi giải trí , còn nếu rẽ phải là vào núi Châu Thới , khu du lịch suối Lồ Ồ.
CẦU ĐỒNG NAI
Không biết vô tình hay hữu ý mà cây cầu Đồng Nai này trở thành ranh giới tự nhiên giữa TPHCM và tỉnh Đồng Nai. Cầu dài 453,9m , rộng 16m, được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hoà. Cầu Đồng Nai được bắc qua sông Đồng Nai dài 586km được bắt nguồn từ Cao nguyên Lâm Viên chảy qua địa phận tỉnh Đồng nai , sau đó hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái . Sông Đồng Nai có giá trị về đời sống và kinh tế lớn như: nước sinh hoạt, giao thông, nông nghiệp và đặc biệt là thuỷ điện .
Thưa quý du khách! Từ đây nhìn về phía tay trái xa xa ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố có diện tích 60 ha. Ngược dòng lịch sử 1679 khi triều Minh ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3.000 binh sĩ và gia đình trong nhóm “Bài Thanh phục Minh” đã và xin chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đã đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố 1698, thừa lệnh chúa Nhuyễn Phúc Chu , chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia các đơn vị hành chánh và thành lập chính quyền tại Nam Bộ, hai huyện đầu tiên là Phước Long (Thuộc dinh Trấn Biên – Biên Hoà) và Tân Bình ( Thuộc dinh Phiên Trấn – Sài Gòn ) 1998 TPHCM và TP Biên Hoà đã kỷ niệm 300 ngày được nền hành chánh đầu tiên tại Nam Bộ .
NHÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tổ tiên ta từ khi thoát khỏi tình trạng nguyên thủy, từ thời đại đồ đá chuyển sang thời đại đồ đồng, con người đã rời bỏ những hang động miền núi để tiến về miền trung du và đồng bằng, họ quần cư trên các gò, đồi, các mỏm đất cao. Song song với việc lập làng là việc xây dựng nhà. Đấu vết để lại là những di tích, hình ảnh nhà sàn thô sơ trên trống đồng Đông Sơn.
Ông cha ta có câu “An cư mới lập nghiệp” do vậy việc làm nhà là hết sức quan trọng. mỗi vùng miền có một điều kiện địa hình, khí hậy, vật liệu xây dựng…khác nhau nên có những cách làm nhà khác nhau. Các dân tộc ở vùng cao, miền núi thường làm nhà sàn, còn các dân tộc ở đồng bằng ven biển loại nhà chủ c=yếu là nhà trệt, nhà sát đất.. chẳng hạn như ở Đồng Bằng Sông Hồng, lúc đầu dân cư ở đây làm nhà sàn, nhưng sau khi nhà Lý cho xây dựng đắp những con đập để tránh chu kỳ lũ lụt hàng năm nên cư dân chuyển sang làm nhà trệt, nhà đất.
Vật liệu xây dựng chủ yếu là tận dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: đất đá để xây dựng. có một số vùng có gổ, tre để làm cột nhà, kèo nhà, dùng tren, nứa đan làm những tấm phênh và vách ngăn. Mái nhà được lợp bằng các loại lá như: tranh , lá dừa, lá cọ, ngói…
Vào thời phong kiến việc xây dựng nhà của người dân được quy định rạch ròi. Năm 1097 vua Lý Nhân Tông ra lệnh “cấm dân gian bách tính không được xây nhà ngói, làm thuyền lớn “ (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim), nhà Nguyễn thì quy định cụ thể hơn, Luật Gia Long ở điều 156 quy định về kiến trúc dân gian rất ngặt nghèo. Nhà ở trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dựng trên nền 2 cấp hay chồng 2 mái (chồng diêm). Không được sơn vẽ, trang trí, cấm làm nhà có gác cao, cấm dùng gỗ lim làm nhà…
“Dân phường mà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có can làm chỗ cửa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan”
Ngày nay việc làm nhà phải thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống của cư dân. Địa thế làm nhà phải là “nhất cận thị, nhị cận tân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền” (một gần chợ, hai gần bến đò, ba gần sông, bốn gần đường cái, năm gần ruộng).
Mặt bằng xây dựng nhà theo chữ nhất (–) chữ nhị (=) chữ đinh (J) thường có một gian, 3 gian, 5 gian cộng thêm hai chái ở hai bên. Trước đây tùy vào vào điều kiện tự nhiên mỗi vùng mà có cách xây nhà khác nhau. Nền nhà được đắp bằng đất, sau này thì lát gạch hoặc hoặc ván, các bức tường được làm bằng đất sét, đá ong hoặc bằng gạch.
Quan trọng nhất trong một ngôi nhà là hệ thống cột và vì kèo (đà ngang, cột dọc) tạo nên các khung vững chắc cho ngôi nhà. Cột được liên kết lại với nhau bằng những vì kèo. Phổ biến nhất là kèo ba cột vì trong một dãy có 3 hàng cột được liên kết lại với nhau. Cách bố trí trong nhà gồm: gian giữa thường làm nơi thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ…các gian 2 bên dùng làm phòng ăn,sinh hoạt, phòng ngủ hoặc để thóc lúa…
Suốt dọc bờ biển miền Bắc, nhất là từ Quảng Ninh đến Thái Bình là nơi đầu sóng ngọn gió, nên căn nhà phải thu mình thật ngạt (nhỏ), bám chặt vào đất. kiểu nhà bốn hàng chân mở cửa phía Nam đón gió mát tránh gió bão từ biển thổi vào, mái lợp tranh hoặc ngói. Tường được đắp đất rất dày, trổ ít cửa tạo dáng nhỏ bé nhưng vững chắc.
ở Miền Trung có 2 kiểu nhà đặc trưng là nhà Rọi và nhà Rường. nhà Rọi là loại nhà mà trong một hàng cột có 3 cái xếp thẳng hàng với nhau, cột giữa nhỏ và cao hơn 2 cột hai bên. Được liên kết với nhau bằng hệ thống xà ngang và vì kèo rất chắc chắn tạo nên hình chữ thập. nhiều hàng cột liên tiếp nhau tạo thành các gian nhà. Trên các xà ngang có thể dùng ván lót để chất hàng hóa, thóc lúa khi bị lũ lụt. còn nhà Rường thì trong một hàng cột có 4 cột dựng liên tiếp thẳng hàng nhau. Hai cột giữa cao hơn hai cột 2 bên liên kết với nhau cũng bằng hệ thống vì kèo tạo ra sự kiên cố nhất định.
Vào đến Nam Bộ, địa hình kinh rạch chằng chịt, mặt nước mênh mông. Cư dân tự cư trú trên các kênh rạch, đào đất đắp nền, dùng cây đước cây tràm, lá buông làm nhà, Có những nhà nổi làm nhà nhà sàn trên những cột gỗ cắm xuống lòng kênh lợp bằng lá dừa…
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”Như vậy hướng của các cửa chính ngôi nhà phải quay về hướng Nam. Mục đích chính là đón gió mùa đông bắc, ngôi nhà tránh được gió rét và vào mùa hạ vẫn được mát mẻ. ngày nay đa số nhà cửa của chúng ta quay về hướng mặt tiền, hướng nhà quay ra đường rất thuận tiện cho việc buôn bán và đi lại…
Kiến trúc cơ bản về nhà cửa của các dân tộc anh em
Nhà người Chăm có núi phía nam, có sông phía bắc, có gò cao phía tây, thoải dần về phía đông. Trong làng chỉ trồng cây me, khuôn viên nhà gồm có: nhà tục (thang đơ), nhà đôi (thang mơ dâu), nhà bếp (thanh dìn), nhà kho (thang tôn), nhà ngang (thang cần), nhà ló (thang Pinai).
Nhà người Ê đê: nhà sàn dài 3- – 40 m (dài bằng một tiếng chuông, rộng hơn một tiếng cồng) có một hay vài bếp ăn. Nhà hướng bắc – nam, cửa hai đầu hồi, có cầu thang hình phụ nữ, ngôi sao hình trăng khuyết (nam đầu bắc nữ đầu nam) vách phía đông là phòng ngủ, ngủ quay đầu về hướng đông, bếp trước buồng ngủ, đầu bắc nơi tiếp khách để nhạc cụ hoặc vũ khí.
TỔNG QUAN ĐỒNG NAI
Lịch sử Đồng Nai
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M’nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
Diện tích: 5.903,9km²
Dân số:2.214,8nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ:Thành phố Biên Hòa
Các huyện, thị:
Thị xã: Long Khánh.
Huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.
Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm.
Điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An… Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê…), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Khí hậu:có 2 mùa – mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC – 27,2ºC.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn, có rừng cấm Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà,… hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa… Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làng gốm Tân Vạn, ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của người Hoa sống gần hồ Long Ẩn.
Dân tộc- tôn giáo
Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra có người Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ… Đồng Nai có một truyền thống dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Tôn giáo chủ yếu ở Đồng Nai là Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, một số ít người theo đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hòa Hảo.
Đồng Nai còn là quê hương của một số loại nhạc cụ dân gian độc đáo: đàn đá Bình Đa, sáo trúc, chiêng đồng, thanh la, khèn bầu, khèn môi. Lối hát Tam Pót của dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong cộng đồng người Mạ ở huyện Định Quán hiện đang được khôi phục lại.
Giao thông
Thành phố Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A, cách Đà Lạt (Lâm Đồng) 278km theo quốc lộ 20, cách Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 95km theo quốc lộ 51, cách Cần Thơ 198km. Đường sắt tuyến Bắc – Nam đi từ Hà Nội qua thành phố Biên Hòa đến Tp. Hồ Chí Minh.
Sông Đồng Nai-Cầu Đồng Nai
Sông Đồng Nail à tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long. Sông chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, và Tiền Giang với chiều dài trên 500 km.Theo sách cổ Gia-định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là “sông Phước Long” vì gọi tên theo phủ Phước Long. Nguồn sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông Đa Nhim, một phụ lưu của nó, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Sông uốn khúc chảy theo hướng đông bắc-tây nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức Hồ Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về. Đến thị trấn Uyên Hưng thì sông Đồng Nai chảy theo hướng bắc-nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thị xã Biên Hòa và Nhà Bè thì phân nước ra mấy nhánh như sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa. Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là “Phước Bình”. Sông Đồng Nai hoà với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi tuôn ra Biển Đông tại cửa Soài Rạp.Phụ lưu chính của sông Đồng Nai gồm sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1 A vượt sông này qua Cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là “Nông-Nại”. Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
Cầu Đồng Nai : dài 453,9m- ngang 16m,là một cầu đường bộ quan trọng trên Quốc lộ 1A, bắc qua sông Đồng Nai ở giữa địa phận thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc khoảng năm 1959-1961, tu bổ hòan toàn bởi công ty xây dựng Mỹ, cây cầu hiện nay đã có dấu hiệu xuống cấp mặc dù là tuyến giao thông huyết mạch với trọng tải 25 tấn có hơn 44,000 lượt xe mỗi ngày. Có cảnh báo cầu có thể bị sập bất cứ lúc nào. Hiện có dự án cầu Đồng Nai 2 đã được xây dựng.
Thành phố Biên Hoà
Lịch sử
Nhóm người Hoa đầu tiên đến Cù Lao Phố là : Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đã lập cảng Nông Nại Đại Phố
Văn hoá
Nơi đây là điểm hội tụ giao thoa ủa nhiều nền văn hoá cổ Óc Eo Hoa Chăm Việt và nhiều bộ tộc thiểu số , nhiều di chỉ phát hiện ở cù lao Rùa , đàn đá ở Bình Đa, mộ cổ Hàng Gòn ở Trảng Bom.
Địa lý
Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 – thành phố Hồ Chí Minh.Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51).Tổng diện tích tự nhiên là 154,73 km2, chiếm 2,64% diện tích tỉnh.
Bên cạnh việc là tỉnh lỵ của Đồng Nai, Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế và xã hội của tỉnh.Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.Chính phủ cũng đã phê duyệt Khu công nghiệp Hố Nai và Khu công nghiệp Sông Mây. Tỉnh đã quy hoạch Khu công nghiệp Bàu Xéo.Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, có đường sắt Thống Nhất chạy qua cùng Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51.
NGÃ BA VŨNG TÀU
Qua khỏi cầu Đồng Nai trước mắt chúng ta là ngã ba Vũng Tàu, nếu rẽ phải theo quốc lộ 51 khoảng 100km là chúng ta đến một trung tâm dầu khí, một thành phố biển nổi tiếng tại miền Nam đó là TP Vũng Tàu. Nhưng chúng ta đến Nha Trang nên theo quốc lộ 1 là đi thẳng, quốc lộ 1 là con đường duy nhất đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc .
ĐẠI SIÊU THỊ CORA – Siêu Thị BigC
Siêu thị Cora được khánh thành ngày 18/08/1998 do tập đoàn Bourbon của Pháp đầu tư là 54 triệu USD, diện tích 20.000m2, có trên 2.000 mặt hàng, trong đó có 90% là hàng hoá sản xuất tại Việt Nam . Tập đoàn Bourbon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về mặt lương thực thực phẩm. Các dự án của Bourbon đã đầu tư tại Việt Nam như nhà máy đường Bourbon – Tây Ninh , nhà máy thức ăn gia súc Buorbon … trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam. Bourbon đã vạch rõ sẽ thô tính toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu . Do vậy hiện nay Bourbon đã xây dựng thêm 3 đại siêu thị Cora Việt Nam : Siêu thị Cora An Lạc – Bình Chánh, siêu thị Cora Hà Nội, siêu thị Cora Miền Đông – Đường Tô Hiến Thành quận 10.
Hiện nay do tình hình chuyển biến kinh tế thị trường nên tập đoàn thương mại quốc tế Bourbon đã bán hết cổ phần và nhường quyền khai thác thị trường lại cho tập đoàn khối liên hợp Châu Au quản lý và đổi lải tên gọi mới là BigC. Đây là một trong những tập đoàn, có hệ thống siêu thị hiện đại trên thế giới được mọi người tín nhiệm nhất.Chính vì thế hiện nay những hệ thống chân rết của siêu thị CoRa đã chuyển đổi tên gọi mới là BigC với tên gọi này thì hiện nay những mặt hàng có trong siêu thị được phong phú hơn và hấp dẫn khách hàng hơn khi đến với siêu thị.
QUỐC LỘ 51
Con đường này kéo dài từ ngã 3 Vũng Tàu đến TP. Vũng Tàu dài khoảng 100km, Quốc Lộ 51 xây dựng vào những năm 1995, đây là một trong những con đường Quốc Lộ đẹp và tốt của Việt Nam. Khi nói đến Quốc Lộ có nghĩa là con đường kéo dài từ tỉnh này qua tỉnh khác và phía trên cột cây số sơn màu đỏ. Còn tỉnh lộ là những con đường kéo dài từ huyện nay này qua huyện khác trong cùng một tỉnh và phía trên cột cây số sơn màu xanh.
TƯỢNG ĐẦU PHẬT VÀ DỐC 47
Cách ngã 3 Vũng Tàu khoảng 15km, đến đây chúng ta sẽ qua con đường dốc nghiêng 47o và nằm cạnh ngọn đồi cao 47m vì vậy mà người ta thường gọi là dốc 47, tuy dốc không dài nhưng khá nguy hiểm bởi vì khi thết kế thi công con đường này đã làm sai kỹ thuật. Khu vực này còn có 1 tên gọi khác: “ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản” bởi vì trước năm 1975 đây là khu vực tranh chấp gữa quân Cộng Sản và Quân đội Quốc Gia. Chúng ta thấy có một tượng Phật bán thân đặt trên bệ tròn 4 cánh giống hình trái pháo. Tượng Phật này được xây dựng năm 1970 bởi viên quận trưởng quận Biên Hòa Lưu Yên (chế độ Sài Gòn) nhằm thu hút các cử tri Phật Tử trong cuộc bầu cử quận trưởng và để củng cố chức vụ của mình.
LỘC NHUNG
Đây là một nghề chăn nuôi mới được hình thành khoảng 5 năm ở đây, người dân nuôi hươu lấy nhung và lấy thịt, 1kg nhung có giá trị hàng triệu đồng. Một năm có thể thu hoạch từ 2 đến 3 đợt. Hươu trưởng thành thì chất lượng nhung giảm và người ta giết thịt, hươu mới sanh được 1 năm thì bắt đầu có nhung dài khoảng 10 đến 15 cm, sau khi thu hoạch nhung, người ta băng bó vết cắt rất cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, 5 năm sau thì giết lấy thịt.
NGÃ 3 THÁI LAN
Từ dốc 47 đi tới 3km đến 1 ngã 3 phía trái gọi là ngã 3 Thái Lan. Ngay ngã 3 nếu chúng ta rẽ trái đi 5km gặp trường Đo Đạc Bản Đồ 2. Nếu đi tiếp 5km rẻ trái đến Trường Sỹ Quan Lục Quân 2, nếu rẽ phải vào trườngThiết Giáp Long Thành. Tên gọi ngã 3 Thái Lan do trước năm 1975 ở khu vực này là nơi đồn trú căn cứ đánh thuê của Thái Lan Bear – Cat Base, thuộc Binh đoàn Bạch Mã. Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, Mỹ sử dụng rất nhiều binh lính đánh thuê, trong đó có người Thái Lan, tuy nhiên Binh đoàn Bạch Mã này chủ yếu là lính công binh, chuyên làm và sửa chữa cầu đường chứ không trực tiếp tham chiến..
NÔNG TRƯỜNG BÒ SỮA AN PHƯỚC (BÒ SỮA LONG THÀNH)
Trong cái nắng tháng 5 không có gì thú vị bằng đi tắm biển VT và càng thú vị hơn nếu trên đường về TP. Hồ Chí Minh đc ghé uống ly sữa tươi ở xí nghiệp bò sữa An Phước (hiện nay là bò sữa Long Thành. Chúng ta không còn lạ gì cách nuôi bò và lấy sữa nhưng trong cái nắng, cái nóng mùa khô trên vùng đấ xám bạc màu ở độ cao 30m khiến ai cũng khó tin đây là địa điểm nuôi bò sữa.
XN An Phước được xây dựng trên mảnh đất này từ tháng 11 năm 1977 với diện tích 903ha. Đàn bò lúc đầu phần lớn do CA tỉnh bắt giao nên chỉ là giống bò địa phương, lai hỗn tạp, không rõ nguồn gốc. Đất đao như thế, con giống như thế nên cho mãi đến ăm 1983 đàn bò chỉ được sản lượng sữa bình quân 3l/ngày/con. Số bò cái vắt sữa không đáng kể. XN tưởng như không thể tồn tại, đàn bò được dự định chuyển đi nơi khác.
Thế nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo, CB – CNV XN với sự hỗ trợ của lực lượng khoa học kỷ thuật thì đến nay giống như điểm bán sữa ngày càng khang trang, nếu vào XN chúng ta sẽ thấy nơi đây khá khang trang và có tổ chức sản xuất tương đối tốt. Trong tổng số đàn bò 500 con có 130 con đang vắt sữa, cho bình quân 1.300l sữa/ngày. Thành công này do đâu?
Trước hết phải kể đến địa điểm tiêu thụ sữa thuận lợi. Đối với hàng ngàn du lịch khách đi tắm biển vào những ngày cuối tuần trên giữa đường về TP, ly sữa tươi thật là hấp dẫn. Sự thuận lợi trong tiêu thụ đã thúc đẩy việc cải thiện đàn giống bò nhanh chóng. Ban GĐ XN đã mua thêm và cho lai đàn bò nền với con giống Hà Lan. Nhờ đó, hiện nay đã đưa năng suất bình quân lên 10l/con/ngày, trong đó có con lai Hà Lan đời F1 đã đạt cao nhất 26l/ngày. Con giống tốt lại càng đòi hỏi phải có thức ăn tốt, nên XN đã trồng mía lấy ngọn, bọt mía, rỉ đường làm thức ăn nuôi bò.
Đường làm ra dùng khuấy sữa đặc, làm bánh sữa – cách giải quyết sữa trong những ngày vắng khách du lịch lịch. Tuy vậy, vẫn không có đủ thức ăn đáp ứng nhu cầu bò sữa, vấn đề đặt ra là làm sao có cỏ xanh trong mùa nắng để giữ năng suất sữa luôn cao? Vì thế, XN đã quyết định trồng và ngày càng phát triển giống cỏ Guiné 280 của Cu Ba, đây là giống cỏ có năng suất khá cao khoảng 40 tấn/ha/năm và chịu được hạn giỏi. Nhưng nói về hướng lâu dài, Giám Đốc Huỳnh Văn Đậm – GĐXN cho biết sẽ thủy lợi hóa 100 ha đồng cỏ. Đây cũng là một công trình lớn và rất cần thiết vì XN hiện nay chỉ có 2 giếng đóng.
Ngoài việc tự lực giải quyết thức ăn cho bò, XN còn có 2 lò gạch với quy mô 2 triệu viên/năm. Đây là hình thức sản phẩm phụ để có thêm tiên mua thức ăn tinh (cám,bánhdầu, bột cá…) vốn rất cần cho bò sữa cao sản, ngoài việc tự túc xây dựng một văn phòng làm việc và nâng cao 1 bước đời sống CB – CNV.
So với các nông trường chăn nuôi bò khác, sự thành công của XN Bò Sữa An Phước không thể không kể đến vị trí thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng điều này chưa đủ nếu những nhà lãnh đạo kinh doanh cũng như kỹ thuật không biết cách làm và khai thác hết những điều thuận lợi và tiềm năng của XN.
GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN LONG THÀNH
Nằm phía Nam thành phố Biên Hòa, dọc theo Quốc Lộ 51, có diện tích 911 km2 dân số 220.000
người, là một trong 4 tổng: Phước Bình, Bình An và Phước An trong huyện Phước Long xưa. Long
Thành có 150km2 rừng ngập mặn với nhiều động vật, tôm cá ở các lòng sông: sông Ông Kèo, sông Thị
Vải, Đồng Môn, Đồng Tranh…nghề bắt chim ở xã Phước Thái rất nổi tiếng (ở đây có địa danh Quán
Chim), có vườn cây ăn trái Sầu Riêng, Chôm Chôm, Bưởi, Nhãn, Măng Cụt…diện tích lúa 230km2.
Đặc biệt là vùng Bình Sơn An Viễn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Lộc An. Diện tích đất đỏ Bazan 131 km2,
từ năm 1917 Pháp đã mở đồn điền cao su ở đây.
NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG THÀNH
Nông trường này vốn là một đồn điền cao su được xây dựng vào năm 1928 do một nhà tư sản Pháp bỏ vốn đầu tư và để cho vợ quản lý nên được gọi là “cơ sở Bà Đầm”. Chế độ quản lý của đồn điền này rất hà khắc, họ ra sức bóc lột công sức của tá điền (phu cạo mủ), đánh đập tàn bạo với những tá điền được xem là cứng đầu để làm gương cho những người khác. Có thể nói là máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống khá nhiều quanh những gốc cao su này. Từ những nổi thống khổ ấy, những người phu cao mủ đã đứng lên đấu tranh chống việc đối xử vô nhân đạo của thực dân địa chủ bằng cách: yêu cầu giảm giờ làm việc và nâng cao đời sống sinh hoạt của những người phu. Đến năm 1930 đồn điện được bán cho công ty Sip và thuộc quyền sở hữu của công ty này cho đến năm 1975. Sau ngày giải phóng nơi đây được làm nông trường, diện tíc 1400ha trong đó có 72% là những cây cao su đã già cỗi, năng suất không cao, nhưng với tinh thần quyết tâm cao Ban Giám Đốc công nhân nông trường đã cho cải tạo cây trồng, mở rộng diện tích lên đến 3200ha nằm trải rộng trên 8 xã từ xã Long Phước đến Phước thái. Vào năm 1994 nông trường được bình bầu là đơn vị điển hình về mọi mặt của Công Ty Cao Su Miền Nam và được Hội Đồng Nhà Nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.
CÂY CAO SU
Cuối TK IXX đầu TK XX bác sĩ Alexangder Yersin mang giống cao su sang VN cho trồng thí nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang và nhận thấy giống cây này thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu VN.
Vào TK XVIII tại Bazil lưu vực sông Amazôn người ta đã tìm thấy cây cao su, lâu lắm rồi bộ tôc Mai – Nác đã biết dùng mủ cây cao su để chống ẩm, làm bóng để chơi vào các mùa hè nên họ đặt tên cho cây này là Caoochoc có nghĩa là “Nước Mắt của cây”. Đến TK XIX khắp thế giới đã trồng cây cao su nhưng tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới của xứ châu Phi, Châu Mỹ và vài nước Châu Á. Khi mang giống cây này sang Việt Nam, người Pháp đã phiên âm chữ Caoochoc và gọi là cây cao su, họ đã cho trồng thử nghiệm ở 1 số nơi nhưng không thành công.
Đến năm 1863 người Pháp đưa hạt giống từ Java,Malaysia để gieo trồng tại vườn Ông Thêm – Thủ Dầu Một, ngoài ra còn trồng thí điềm tại Phú Nhuận với diện tích 45 ha, cùng thời điểm mà BS Yersin cho trồng thử nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó họ nhập giống từ Colombia & Bazil, đến năm 1904 thành lập đồn điền cao su Suzana (tên của vợ toàn quyền Đông Dương) với diện tích 3.400 ha đầu tiên ở ngã 3 Dầu Giây. Ngày nay hầu hết các nông trường cao su do Nhà Nước quản lý, tuy nhiên cũng có 1 số người dân trồng và phát triển ngành cao su.
Cây cao su được trồng bằng cách ươm cây giống trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,8m – 10m người ta mang cây cao su con ra trồng tại vườn theo từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau 4 – 5m thuận tiện cho việc chăm sóc và lấy mủ cao su và để cho ánh nắng chiếu vào cây. Khoảng 7 năm sau khi trồng cao su bắt đầu cho mủ, đường kính của cây lúc dó phải đạt khoảng 20cm.
Người thợ cao su phải lấy mủ vào lúc sáng sớm vì khi ấy quá trình quang hợp chưa xảy ra mạnh nên mủ cao su có chất lượng hơn. Ban đầu người thợ dùng 1 con dao có móc cong cạo lớp vỏ lụa bên ngoài cây cao su tránh cạo sâu vào bên trong vì như vậy cây cao su sẽ bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trung bình 1 cây cao su cạo được khoảng 60l mủ = 20kg. Mủ tươi sau khi sấy khô sẽ còn 1/3 trọng lượng, giá trung bình 1 tấn mủ cao su là 1.600USD. Hiện nay diện tích trồng cây cao su trên cả nước VN gần 700.000 ha.
Ban đêm cây cao su thải ra khí độc (cacbonic) rất có hại cho sức khỏe của người thợ nếu họ ở trong nông trường. Vào thời Pháp thuộc, những người phu làm đồn điền cao su cho Pháp bị bóc lột rất tàn nhẫn và bị đàn áp rất dã man. Chính vì vậy mà người ta đã truyền khảu một số câu ca dao như sau:
“Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
hay “Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
TRUYỀN THUYẾT VỀ NÚI THỊ VẢI VÀ NÚI ÔNG TRỊNH (đối diện huyện mới Tân Thành)
Theo Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Đức chép về “núi Nữ Tăng” thuộc huyến Long Thành có người con gái họ Lê, giàu có nhưng lỡ thì, sau khi cha mẹ mất nàng mới có chồng, nhưng không lâu chồng chết. Bà đi tu lấp am ở đỉnh núi, nên người ta gọi là núi Bà Vải hay núi Thị Vải.
Giả thuyết khác: Có gia đình phú ông, chỉ có 1 người con gái tên thị Vãi, giỏi võ nghệ, lớn lên phú ông thách ai đánh thắng con gái sẽ được chọn làm rể nhưng không ai thắng nổi. ông mất, cô con gái thay cha cai quản ruộng đất. Một hôm cô cùng người làm tên Trịnh đi thăm ruộng, khi về trời mưa, nước suối ngập cao, không qua được suối nên bị trôi và được chàng Trịnh cứu vớt, từ đó 2 người nảy sinh tình cảm, nhưng sau đó chàng Trịnh bỏ đi biệt tăm, Thị Vải cho người đi tìm và thấy xác chàng Trịnh trôi dạt vào chân núi nên người ta gọi là núi Ông Trịnh, cô gái đau buồn bỏ lên núi và mất ở trên núi gần đó nên người ta đặt là Núi Thị Vải.
NÚI DINH (đối điện ngã 3 Long Sơn)
Đi tới bên phía trái có ngọn núi đá trơ trọi, có xí nghiệp khai thác đá, đó chính là Núi Dinh. Tương truyền khi đánh nhau với Nguyễn Ánh, quân Tây Sơn đã từng đóng quân ở chân núi này nên người ta gọi là núi Doanh, sau đọc trại thành Núi Dinh.
SUỐI NGHỆ: (xã Hội Bài – Huyện Tân Thành)
Nằm bên tay trái ở xã Hội Bài huyện Tân Thành, đi theo Tỉnh Lộ 2 đến chiến khu Châu Pha, sông Dinh có núi Nghệ, một núi đá thấp chỉ cao hơn 200m. Từ chân núi bắt nguồn một con suối nhỏ chảy vào sông Dinh đó là Suối Nghệ. Nước khoáng Suối Nghệ (NKSN) được phát hiện đầu tiên vào năm 1972. Nhiều kết quả phân tích cho thấy: độ khoáng hóa 4g/l, hàm lượng khí Co2: 2.000mg/l (ở độ sâu 70m), Na: 800 – 900mg/l, K: 820 – 850mg/l, Mg: 130 – 150 mg/l, Bicarbonat: 2.850 – 2.950mg/l. Thành phần trên cho thấy NKSN cùng loại với nước suối Vĩnh Hảo, thậm chí chất lượng có phần trội hơn nếu xét về độ khoáng hóa, hàm lượng Bicarbonat, khí CO2. Chưa cần qua chế biến NKSN cũng đã rất ngon. Nếu làm siêng cho thêm chút xíu chanh đường, là tuyệt hảo, vừa ngon, vừa bổ. Dân cư quanh vùng trìu mến gọi tên NKSN là Soda. Thú vị là không chỉ có con người, mà cả những chú bò trong vùng cũng thích, vì không tài nào dẫn chú bò đi khỏi giếng Soda mà không cho nó uống thỏa thích. Các chuyên gia đã xếp NKSN cùng loại với các nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như: Vichy, Vals (Pháp), Bojom (LX), Jeri, Jaco (TK). Mạch nước khoáng Suối Nghệ nằm trên 1 đới cà nát của 1 đứt gãy địa chất. Một lượng nước mặt rất lớn đã thấm sâu vào lòng đất, qua đứr gãy này từ nhiều ngàn năm trướd, gặp hơi C02 từ dưới lên hòa tan vào trờ thành 1 thứ nước có hoạt tính rất cao, có thể hòa tan nhiều loại nguyên tố trong lòng đất và trở thành nước khoáng.
Đảo Long Sơn – Núi Nứa Đạo Ông Trần
Đạo Ông Trần là một hiện tượng xã hội vừa mang “Sắc Thái Rừng Sác” vừa có dáng dấp của những vùng đạo giáo Bảy Núi, Hòa Hảo, Phật Chùa Tây An…ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang). Xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) ngày nay còn bảo lưu nhiều phong tục tập quán củ xưa với cảnh trí thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch. Trong đó, quần thể Núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn Long Sơn (Đền Ông Trần) hợp thành thắng cảnh độc đáo nổi tiếng khắp nơi.
Đi trên Quốc Lộ 51, ngang qua địa phận Phước Hòa (Tân Thành) khi còn cách Bà Rịa 6 km, nhìn về phía nam ta gặp một vùng sông nước mênh mông với màu xamh ngút ngàn trải hút tầm mắt. nổi lên giữa thảm xanh mượt mà là dãy núi đất tựa như con rồng khổng lồ đang giỡn mình trên sông nước đó là Núi Nứa – Long Sơn, sỡ dĩ có tên Núi Nứa vì xưa kia trên núi có nhiều cây nứa mọc thành rừng. Rừng Long Sơn xưa có nhiều cọp dữ. Cuối thế kỷ XIX đã có 2 người đến đây lập hội múa lân để chiêu mộ người đến khai hoang nhưng đều chịu không nổi phải bỏ đi. Tuy nhiên một người bám trụ lại là Bà Trao. Sau đó có một người nữa là Ông Lê Văn Mưu đi chiếc xuồng cùng đứa con trai với “cái túi đựng trời đất” đến xin lập lân (hội múa Lân). Họ cùng nhau chiêu mộ người khắp 4 phương đến lập “giang sơn Ông Trần”.
Dưới chân phía Đông Núi Nứa, giữa khu dân cư theo tín ngưỡng Ông Trần có một quần thể kiến trúc cổ uy nghi, bề thế . Đó là khu di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Lớn (Đền Ông Trần). Di tích tọa lạc tại thôn 5 (xã Long Sơn), cách bến đò Cồn Bần khoảng 2km. Với tổng diện tích trên 2ha, bố cục Nhà Lớn chia làm 3 phần riêng biệt bao gồm: Khu đền thờ, nhả Long Sơn Hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ ÔngTrần, Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, sinh vào 1856, tại Hà Tiên (nay là An Giang) đi học thầy đạo và được thầy giao “túi đựng trời đất” để về phía đông lập “giang sơn đạo pháp”. Ra đi, ngoài “cái túi đựng trời đất” với những câu sấm câu vè bí hiểm, ông có nghề bốc thuốc…
Trong tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết ông đã bất lực nhìn quê hương bị phương Tây xâm chiếm. Để tránh mặt thực dân Pháp, ông lưu lạc đến nhiều nơi. Năm 40 tuổi, ông chọn đảo Long Sơn hoang vu giữa rừng đước bạt ngàn, dựng nhà, khai hoang. Ông vừa có tài tổ chức, vừa xây dựng một hệ tư tưởng lôi cuốn. Đặc biệt Ông là người biết tổ chức công việc và làm việc hết mình. Ông tự xưng là “bề trên” nhưng cách xử sự khiêm nhường, nhân danh là “Tướng Điều” do trời sai xuống giải thích cái tật chân trái ngắn hơn chân phải của mình là do bị tội trên thiên đình. Từ đó ông ở lại trần gian, bản thân Ông Mưu thường ở trần, có đặc tính là không bao giờ tắm nên người ta gọi là “Ông Trần”. Ông Trần chỉ ăn 4 thứ: đậu xanh, cua, tôm, ốc.
Đạo Ông Trần không đề cao một thần linh nào mà chỉ chú trọng vào khuôn mẫu đạo đức, đi tìm một xã hội bình đẳng, chỉ có một hội đồng kỳ lão điều khiển công việc. Sắc phục chỉ là bộ quần áo bà ba đen giản dị. Mọi người trên đảo đều lao động, đất ruộng là của chung, thành quả hưởng chung và hợp tác xã đơn độc này đã thành công. Trong một thời gian ngắn kiến trúc lớn mọc lên “Nhà Lớn” là nơi điều hành công việc, chợ Long Sơn, nhà kho, nhà máy đèn…đều thuộc tập thể. Làng Long Sơn nhỏ bé lúc đó đã từng có quỹ để giúp đỡ các tỉnh Nam Bộ bị thiên tai, cưu mang người bị nạn. Năm Giáp Thìn (1904) dân bị thiên tai bão lụt, Ông Trần xuất 7 thiên lúa (7 ngàn giạ) cho người thân tín ở Gò Công, Cái Bè, Cai Lậy…đón người bị nạn lên Long Sơn cấp tiền, gạo, dao, cuốc cho họ dựng chòi, khai hoang. Tiếng lành đồn xa về một người Trời được phái xuống cứu khổ đang ở Long Sơn, lan ra lục tỉnh. Dân tứ xứ quy tụ vể ngày càng đông.
Ông Trần khoanh đất khai hoang cho bất cứ ai đến đảo, không phân biệt giàu nghèo, giang hồ hảo hớn, miễn chịu theo những điều Ông đặt ra. Đất khai phá ngày càng rộng, kéo dài từ đồng Bà Cúc, xóm Đất Sét phía bắc xuống xóm Gò Xu, xóm Chín Mẫu. Riêng phần đất Ông Trần đứng tên trong sổ địa bạ Bà Rịa cũ là 56 mẫu, 99 sào, 98 cao. Ông còn cho xây “ngũ hồ” chứa nước ngọt, đắp đập ngăn mặn, xây chợ, dựng nhà máy xay. Nhưng khi Ông Mưu qua đời thì chất tập thể cũng mất theo. Nhà Lớn chỉ có vai trò một điện thờ, người đã sáng lập ra tín ngưỡng khác lạ và tạo lập khu dân cư mới ở vùng đông nam đảo, tổ chức xây dựng từ năm 1910 đến 1935. Khu đền thờ quay mặt ra hướng đông. Trục lộ chính bao quanh đảo cắt ngang đền thờ thành 2 khu vực .
Khu vực phía đông diện tích 34m2 gồm các công trình kiến trúc: Tam quan cửa cuốn vòm, mái lợp ngói ống tựa như tam quan các ngôi chùa cổ. khu vườn hoa bố trí theo hình bát quái với những cây hoa cảnh bố trí theo kiểu vườn treo. ở đây có nhiều cây kiểng quý trên 80 tuổi. Trụ phướng bằng bê tông cao khoảng 10m. Hai ngôi nhà khách nằm ngang nhau, mỗi nhà diện tích 15m x 13,5m có tường hoa bao bọc, trong bày bàn thờ lễ nghi, bộ bàn ghết cổ khảm xà cừ mặt đá hoa cương và các hoành phi câu đối. Bên trái vườn hoa là nhà tiếp khách của các vị kỳ lão trong dòng tộc.
Khu vực điện thờ có diện tích 7.800m2 với những công trình kiến trúc đồ sộ trang nghiêm…lầu Cấm tiền điện 2 tầng 8 mái, kế tiếp là nhà Thánh, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật (chính điện). Nhà Thánh có bàn thờ Khổng Tử và bàn thờ Ông Trần. Nhà (hậu điện) thờ những người ruột thịt trong gia tộc Ông Trần. Lầu dài làm nơi lễ nghi hội hè. Ngoài ra còn có một số công trình phụ khác: nhà bếp, kho đựng đồ, nhà máy đèn, kho đựng lúa, hồ chứa nước mưa…Tại đầu bến Kinh có nhà bảo tồn ghe Sấm là chiếc ghe đã đưa gia đình ông Trần đến Long Sơn lập nghiệp năm 1900.
Khu Di Tích Nhà Lớn hiện đang lưu giữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu: Bộ tủ thờ cần xà cừ, chạm khắc tinh xảo gồm: 33 cái có nguồn gốc từ vùng Hà Đông (Bắc Bộ) Bộ bàn ghế Bát Tiên, tương truyền của Vua Thành Thái, đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX, Chiếc Long Sàng chạm khắc tinh xảo, ghế ngai, bao lam, hoành phi, câu liễn sơn son thiếp vàng lộng lẫy, thể hiện nghệ thuật điêu khắc trang trí khéo léo tuyệt vời của nghệ nhân. Lịch sử xây dựng Nhà Lớn Long Sơn đồng thời quá trình hình thành phát triển của Ấp Bà Trao. Vì vậy bố cục kiến trúc, nghệ thuật trang trí của di tích phần nào thể hiện nét tiêu biểu, đặc trưng của tính ngưỡng Ông Trần.
Các công trình xây dựng không theo khuôn mẫu truyền thống, phá vỡ quy luật đăng đối đương thời. cách bài trí nội thất thật trang nghiêm với nhiều hoành phi, hương án, bài vị, bàn thờ, đồ tự khí … Tất cả các báu vật trên thật sự là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc có nguồn gồc từ nhiều nơi trên đất nước ta, thể hiện rõ nét truyền thống trang trí mỹ thuật của dân tộc bằng tứ linh, tứ quý, hoa thiêng cỏ lạ, hoa sen, lá đề cách điệu, lã mai, lão Trúc hóa rồng.
Tín ngưỡng Ông Trần không có tính thuần túy mà trong đó pha tạp nhiều đạo giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Lành, đạo Nho giáo, đạo thờ ông bà tổ tiên… Phật thánh thần đều được thờ cúng trong Nhà Lớn và tại các nhà dân. Đặc biệt tín ngưỡng này không có kinh kệ, chuông mõ, ăn chay, kiêng kỵ, chỉ có lời dạy của Ông Trần được truyền khẩu trong dân gian.
Ông Trần lập ra ban kỳ lão gồm 8 người đầu tiên đã theo ông đến đây khẩn đất lập ấp, lo các việc chung cho dòng tộc. Ông tổ chức đám cưới cho dân rất đơn giản. Thường cưới hỏi vào ngày 30, mùng 1 và ngày 15, 16 âm lịch hàng tháng. Không tính ngày giờ, không đặt ra những lễ nghi tục lệ phiền phức. Khi tổ chức chỉ nấu nồi xôi chè cúng ông bà, không có cổ bàn linh đình. Đám tang cũng đơn giản, người chết bó chiếu đặt chung một bao quan chung bằng tre gỗ sơn đỏ và khiêng đi chôn trong ngày, nếu kéo dài cũng không quá 24h. Không chôn theo hàng lối, không đề tên và bia mộ thân nhân, ra đến huyệt thì xả tang (bỏ tang) phá bỏ lệ để tang 3 năm. Ông Trần thường nói:”Sống thì đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách” nhà nào có đám cưới đám tang hoặc làm nhà thì ban hương chức và bà con trong ấp tự đến thăm hỏi, giúp công sức chứ không mừng tiền hoặc phúng tiền, tặng phẩm. Hàng tháng mọi người dân theo ông đều đóng góp một khoản tiền ‘nhân nghĩa’để giúp các đám tang, đám cưới hoặc giúp nhà nào gặp rủi ro tại nạn.
Trước kia việc cúng lễ được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 âm lịch, gọi là lễ cúng sao, giải cháo,xôi,bánh trái và hoa quả. Ngoài ra hàng tháng mồng một và ngày rằm (15) cúng nhỏ không làm cỗ linh đình. Sau khi ông Trần mất đi, con cháu và tín đồ theo tín ngưỡng vẫn duy trì tập quán cũ. Ông được con cháu đưa vào thờ cúng trong Nhà Lớn. Từ đó tín ngưỡng Ông Trần mỗi năm có 2 lễ hội lớn là cúng trùng cửu (9/9 âm lịch) và 20/2 âm lịch ngày cúng cơm Ông Trần (ngày Vía). Trong 2 ngày này người từ thập phương qui tụ vể đây rất đông, có năm có trên 20 ngàn người. Cỗ mặn làm từ hôm trước, còn trong 2 ngày này chỉ cúng xôi,chè,bánh trái,hoa quả. Ngoài ra ngày 5/5 âm lịch, các ngày tết nguyên đán (7 ngày) đều tổ chức cúng lễ với quy mô nhỏ. Sau khi cúng xong cỗ bàn dọn xuống để mọi người cùng ăn, không phân biệt ngôi thứ đẳng cấp.
Các nhà dân đều lập nhiều bàn thờ, hầu hết họ dành 3 gian nhà chính cho việc thờ cúng. Bàn thờ được sắp xếp theo nhiều lớp, chủ yếu thờ ông bà, tổ tiên, thiên địa, thờ Ông Trần (còn gọi là Ông Cố), Thánh Mẫu, Quan Công. Ngày có ‘hội làng’, nhân dân tự giác luân phiên nhau đến quét dọn, đèn nhang, cúng kỉnh trong Nhà Lớn gọi là ‘vô phiên’ hoặc ‘phiên ngũ thường’. Mỗi phiên có 6 người: một người hầu phiên và 5 người phiên ngũ, ai tới vô phiên thì ăn cơm tại Nhà Lớn.
Trong phần đất công, người trực phiên và dân trong tín ngưỡng thay nhau tới lao động sản xuất. Những tục lệ được đặt ra từ đời Ông Trần cho đến nay vẫn được dân tôn trọng và tuân theo một cách tự giác như việc cúng vái hàng ngày vào lúc 4h sáng và 6h chiều, tổ chức đám cưới hỏi vào giờ Thìn (1856) là năm mất của Phật thầy Tây An và cũng là năm sinh của Ông Trần. Phụ nữ không được bước chân vào Lầu Cấm, khi đi qua trước lầu phải ngả nón mũ, không được nói tục.
Sau khi ông Trần cho dựng lên khu Nhà Lớn (đền thờ) làm nơi thờ cúng chung (tức tổ đình của đạo giáo), có một số sư sãi và những người mộ đạo Phật đến xin được tu luyện ở đây. Nhưng Ông Trần không cho, Ông nói:’Muốn thành Tiên thành Phật thì trước hết phải lo cho dân, cho nước chứ ngồi đây thỉnh kinh gõ mõ thì ích lợi gì?” Khi đến đây khai phá lập đền thờ, Ông Trần cũng không xưng danh đạo. Cho nên tín ngưỡng của Ông không có kinh kệ, rước sách, kiêng kỵ, không cắt tóc ăn chay, không có chuông mõ, người dân theo ông đều mặc áo bà ba đen, đi chân đất, đầu để tóc dài búi gọn sau gáy. Tất cả những công việc trong Nhà Lớn cũng như trong dòng tộc đều do những ông lớn (tức 8 vị kỳ lão) họp dân bàn giải quyết.
Hội đồng kỳ lão có 10 thành viên (8 vị chính thức, 2 vị dự khuyến) là những người cao tuổi có học thức và có uy tín trong dòng tộc. ngoài ra còn có những người dân làm công quả gồm cả đàn ông và đàn bà. Đàn ông giúp việc trong Nhà Lớn, phần đông là thợ chuyên môn, tự nguyện làm không công. Số người này có khi chỉ có 1 – 2 người, có khi lên tới cả trăm người, tùy theo công việc, nhất là trong những ngày lễ lớn.
Những người vô phiên (5 người) mỗi lần vào ở Nhà Lớn liên tiếp 3 ngày, 3 đêm. Công việc của họ gồm có: quét dọn vệ sinh, lau chùi tủ thờ, bàn ghế, đồ thờ cúng, tưới cây kiểng, nấu cơm, nhang đèn cúng kỉnh ngày 2 lần vào lúc 4h sáng và 6h chiều. Trong mỗi lần vô phiên có 1 người lớn tuổi giữ nhiệm vụ cúng tế bàn thờ Ông Trần, cắt đặt công việc cho người vô phiên. Người này gọi là người Hầu Phiên và giữ nhiệm vụ này 1 ngày 1 đêm.
Ngoài những công việc được giao, những người vô phiên và hầu phiên không có quyển giải quyết các công việc liên quan đến Nhà Lớn và trong tín ngưỡng. Đi thăm đền Ông Trần luôn luôn có người của Nhà Lớn đón tiếp. Ngoài Nhà Lớn là điện thờ, ở đây còn có 5 lầu, lầu Phật, lầu Tiên, lầu Trời, Lầu Dài, Lầu Cấm. Các lầu này nối nhau bằng những cây cầu (riêng lầu Cấm không mở cửa đón khách). Số bàn thờ trên lầu phải hàng trăm cái, thờ Khổng Tử, Quan Công, Lê Văn Duyệt, Thánh Mẫu…nhưng đều không có tượng, không đọc kinh. Bàn thờ theo đúng kiểu xưa, có tủ thờ khảm xà cừ, phía trước có giường thờ, trên để đủ gối, quạt. Di vật Ông Trần còn chiếc ghe Ông thường dùng vượt biển để bên hông Chợ Long Sơn. Mộ Ông Trần, trung thành với truyền thống không đề cao cá nhân, chỉ là một nấm mồ cát không bia.
Dân làng Long Sơn tăng nhanh, đến năm 2000 đã lên tới 10.000 dân, gần 4/5 theo Đạo Ông Trần, đa số làm ăn phát đạt, nhờ biển hơn nhờ đất. Đây cũng là điều làm cho người ta càng tin vào sự che chở của người Trời.
Long Sơn là nơi gặp gỡ của vùng giải phóng chiến Khu Rừng Sác với vùng giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu trong chiến tranh. Từ năm 1945 đến năm 1959, Long Sơn đã có 3 chi bộ, gần 100 đảng viên (dân số lúc đó 3000 người). Du kích xã Long Sơn từng tiêu diệt một trung đội Pháp (1947) tại thôn Hai Cầu Đá. Thời đánh Mỹ, chi bộ Long Sơn vẫn đứng vững trong lòng dân dù địch đánh phá chà đi xát lại rất ác liệt. Đội du kích Long Sơn là một đội du kích mạnh của Đặc Khu Rừng Sác, Long Sơn trở thành “điểm hậu cần” của Đặc Công Rừng Sác.
GIỚI THIỆU VỀ BÀ RỊA
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá XIII nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN quyết định thành lập ngày 8/10/1991 .Nguồn gốc của địa danh Bà Rịa được giải thích bằng nhiều cách , trong đó có một truyền thuyết trong dân gian ở đây lưu truyền rằng: Bà Rịa là một phụ nữ quê ở Phú Yên theo gia đình vào Nam từ năm 1688 . Gia đình bà ngụ tại Tam An _ Long Đất ngày nay . Năm 1967 Trưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh cà Chúa Nguyễn Phước Chu kinh lý phía Nam, khi đi qua vùng này cầu đường bị hư hỏng vì mưa to gió lớn. Bà Rịa đã huy động dân tu sữa đường xá, hỗ trợ cho đoàn kinh lý của Trưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh và Chúa Nguyễn Phước Chu. Cảm kích trước tấm lòng ấy , Chúa Nguyễn phong cho Bà Rịa Hàm Nghè danh dự. Năm 1759, bà qua đời, để lại 300 mẫu ruộng sung vào công điền và chia cho người nghèo, từ đó có tên địa danh Bà Rịa cho đến ngày nay. Hiện nay xã Tam An – Long Đất vẫn còn đền thờ và lăng mộ Bà Rịa cạnh đường 44 Hậu.
Giả thuyết khác: Ông Etiene Aymonier, một học giả người Pháp cho rằng”Bà Rịa” là cách phiên âm tiếng Việt của từ Khơme Pareya. Nhà khảo cổ học L.Mallet giải thích khá cặn kẽ rằng: “Bà Rịa” là sự Việt hóa từ Khơme.
Bà Rịa – Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, giáp huyện Cần Giờ của TPHCM ở phía tây, còn lại phía Nam và Đông Nam giáp biển
Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều dài bờ biển là 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm ). Thềm lục địa tỉnh tuyến giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản .
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như : Kim Long, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu……. Nhiều sông như: Sông Ray, Sông Bà Đáp, sông Đông …….. và có trên 200 con suối, đặc biệt Suối Nước Nóng Bình Châu nóng 82OC là một tài nguyên nước khoáng quý.
SƠ NÉT VỀ HUYỆN LONG ĐẤT
Huyện Long Đất được sát nhập từ 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ, có diện tích 287 km2 phía Đông giáp Châu Thành, phía tây giáp Xuyên Mộc. Phía Nam giáp biển đông, huyện Long Đất có 11 xã, một thị trấn Long Điền và Long Hải. Từ ngã 3 Bà Rịa đi khoảng 1km đến ngã 3 phía trái theo Quốc Lộ 56 ra ngã 3 Tân Phong về Long Khánh khoảng 54km. Đi phía phải theo tỉnh lộ 25 đi Long Hải và theo tỉnh lộ 23 đi Long Điền. Tại ngã 3 của Quốc Lộ 25 và Quốc Lộ 23 phía bên trái.
CẢNG CÁ PHƯỚC TỈNH (Quốc Lộ 25, nằm gần thị trấn Long Hải)
Cảng cá Phước Tỉnh là cảng cá lớn nhất ở khu vực Bà Rịa nơi tàu thuyền ra vào tấp nập và phố chợ sầm uất. Cảng cá Phước Tĩnh nàm trong một vịnh nhỏ cuối về phía đông của bán đảo Vũng Tàu nên thuận lợi cho tàu cập bến. Ở đây tập trung lớn hàng trăm tàu thuyền đánh cá. Đặc biệt có nhiều tàu đánh cá trang bị hiện đại có rađa, máy phát sóng dò tìm cá, hệ thống thông tin liên lạc với đất liền, khoang lạnh, nhiều tàu có thể ra khơi đánh bắt hàng tháng liền, có khoảng 500, sản lượng 34.000 tấn cá/năm. Phước Tỉnh nếu được đưa vào tham quan du lịch cũng sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách.
THỊ TRẤN LONG HẢI
Một trong hai thị trấn của huyện Long Đất, Long Hải chỉ là một thị trấn nhỏ người, dân đa số sống bằng nghề đánh cá, làm nước mắm, làm muối. Hiện nay thị trấn Long Hải đang có kế hoạch xây dựng lại cơ sở hạ tầng nhiều khách sạn khá đẹp mọc lên để đón du khách.
NGHỀ LÀM MUỐI VÀ KỶ THUẬT SẢN XUẤT MUỐI Ở BÀ RỊA
Dọc 2 bên đường từ ngã 3 đến Thị Trấn Long Hải là những ruộng muối, một trong những nghề truyền thống lâu đời ở đây. Thường thì ruộng muối được lập ở những vùng đất trũng thấp, ruộng muối có 3 bộ phận:”Đùn, Sân và Ruộng” mỗi bộ phận đều có đất đắp bao quanh thành khu vực riêng biệt, phần “ruộng” tức là nơi thu hoạch muối được lập rất công phu. Sau khi chặt bỏ hết cây cối trên diện tích dự định làm ruộng, người ta phải đào bỏ lớp đất bùn trên mặt ruộng đào lấy rễ cây lớn nhỏ xong đưa đất cứng đến đắp lại nền ruộng và nện cho thật kỹ, thật bằng phẳng để sau này có thể dùng cào để lấy muối. Bờ đất xung quanh càng đắp kỹ hơn để nước bên ngoài không thể thấm hoặc theo lỗ mọt chảy vào ruộng làm tan muối . Nước biển theo các kinh nhỏ vào Đùn tức khu vực bốc hơi lần 1, sau đó đưa vào sân 2, sân 3. Nồng độ muối mỗi lúc một tăng cuối cùng đưa vào ruộng muối. Muối kết tinh ở đáy ruộng được cào lên bờ gom thành đống lớn. Tùy theo trời nắng người ta có thể khai thác muối từ 21 ngày đến 30 ngày.
Ở khu vực Bà Rịa người ta thường sản xuất muối vào mùa khô, sản lượng ở đây khoảng 35.000 tấn/năm. Khi đi qua khu vực này chúng ta thấy có nhiều cánh quạt gió, những quạt này được người dân dùng sức gió để bơm nước vào ruộng muối, hiện nay ở Việt Nam chỉ có Bà Rịa là còn sử dụng kỹ thuật này. Ngoài ra các tỉnh miền Trung người ta cũng sản xuất muối trong mùa mưa với kỹ thuật khác. Muối ở Việt Nam tốt nhất là ở khu vực Cà Ná, vì thành phần NaCl cao cho nên được sử dụng vào công nghiệp.